Viêm âm đạo do nấm candida là bệnh rất hay gặp ở phụ nữ. Người ta thấy rằng hầu hết phụ nữ đều có ít nhất một lần trong đời có biểu hiện lâm sàng của viêm âm đạo do nấm candida. hình ảnh nấm candida Thông thường khoảng 25%-30% phụ nữ khỏe mạnh có thể tìm thấy các chủng nấm candida trong âm đạo nhưng không có biểu hiện lâm sàng. Viêm âm đạo do nấm candida thường không lấy qua quan hệ tình dục nên không cần thiết điều trị bạn tình của họ, nhưng cần xem xét lại đối với các trường hợp bệnh tái phát. Khoảng 90% trường hợp viêm âm đạo do nấm là do Candida albicauns. Triệu Chứng Lâm Sàng: Viêm âm đạo do nấm candida. Ngứa dữ dội, cảm giác rát bỏng vùng âm hộ đều là triệu chứng thường gặp và ở hầu hết các trường hợp. Tiết dịch âm đạo là dịch nhày màu kem váng sữa, dính vào thành âm đạo, có khi ra khí hư lẫn mủ. Dịch tiết không có mùi hôi. Đái buốt, đau khi giap hợp. trường hợp nặng bệnh nhân ngứa nhiều, gãi gây xước âm hộ và nấm có thể lan đến tầng sinh môn, bẹn. Khám thực thể: Âm hộ , âm đạo đỏ, phù toàn bộ hoặc từng đám, bờ rõ rệt. Môi lớn đỏ, ranh giới môi lớn và môi bé phủ chất nhày trắng đục, thành ăm đạo dỏ tươi. Mở mỏ vịt thấy nhiều khí hư trắng đục, có khi lổn nhổn. Ở càu đồ sau, khí hư đọng lại như những hạt sữa đọng. cổ tử cung phù nề, không loét, phủ 1 lớp màng giả lấy ra dễ dàng. Nguyên nhân và các yếu rố thuân lơi: Bình thường trong cơ thể người, nấm candida có thể sống trong âm đạo nhiều phụ nữ. Mà không biểu hiện lâm sàng, còn gọi là nấm cộng sinh. Sự phá triển và gây bệnh của nấm chịu sự kìm chế của các vi khuẩn khác sống trong âm đạo, phụ thuộc vào độ cân bằng môi trường trong âm đạo và hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Khi một yếu tố nào đó phá vỡ sự ổn định môi trường này thì nấm sẽ phát triển và trở nên gây bệnh viêm âm đạo do nấm candida. Những người sử dụng kháng sinh kéo dài, các thuốc corticoid, thuốc ức chế miễn dịch kéo dài . Hoặc người bị đái đường, dùng thuốc tránh thai, mang thai, hoạt động tình dục thái quá, làm các thủ thuật sang chấn niệu đạo, nhiễm HIV/AIDS... Là các yếu tố thuận lợi phát sinh và phát triểm nấm cộng sinh trở thành nấm gây bệnh. Khoảng 50% người mang nấm candida sẽ trở thành bệnh có triệu chứng.Các loài candida thường gây viêm âm hộ, âm đạo là C.albicans, c.tropicalis. Các chủng khác cũng có thể gây bẹnh nhưng ít hơn. CHẨN ĐOÁN: Lâm sàng; Với bệnh viêm âm đạo do nấm candida thì khí hư ra màu trắng đục như hạt sữa đọng. Ngứa dữ dội. Cận lâm sàng: soi tươi; lấy bệnh phẩm ở cùng đồ sau, phết lên phiến kính, hòa lẫn với một giọt nước muối sinh lý, soi kính hiển vi thấy tế bào nấm men có chồi hoặc không, có trường hợp thấy sọi giả. Có thể phát hiện tế bào nấm men bằng nhuộn gram. Tế bào nấm men là Gram (-). Đo pH dịch âm đạo: thường dưới 4,5. chuẩn đoán phân biệt: Viêm âm đạo do vi khuẩn: dịch tiết âm đạo ít hoặc trung bình, có màu xám đồng nhất, lỏng tráng đều thành âm đạo, có mùi hôi. pH dịch âm đạo > 4,5; test Sniff có mùi cá ươn; soi tươi hay nhuộn Gram dịch thấy tế bào " clue". Viêm âm đạo do trùng roi: dịch tiêt âm đạo nhiều dịch mủ màu vàng hoặc xanh, loãng, có bọt ngứa âm hộ. pH dịch âm đạo > 5.0 soi tươi dịch thấy trùng roi di động. Viêm ống cổ tử cung do lậu cầu và /hoặc Chlamydia trachomatis; trong ống cổ tử cung có dịch nhày mủ hoặc mủ có máu. Có thể kèm theo viêm tuyến Bartholi, Skene. ảnh minh họa viêm âm đạo ĐIỀU TRỊ: Việc điều trị viêm âm đạo do nấm candida tuy không phức tạp và khó nhưng chúng ta cũng không chủ quan được lên hay liên hệ bác sĩ để được diều trị theo phác đồ. Bạn có thể tìm hiểu thêm các bệnh khác tại đây! Theo đơn các bác sĩ. Bạn có thể tham khảo các phác đồ sau và có sự hướng dãn của bác sĩ: Viên đặt âm đạo nystatin đơn vị, đặt 1 viêm trước khi ngủ trong 14 ngày ( kể cả có kinh). Viên đạn clotrimazol 500mg, đặt một viên duy nhất. Fluconazol 150mg uongs 1 viên duy nhất. Chú ý: Không cần điều trị cho bạn tình. Không dùng clotrimazol cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu. Thai nghén làm cho bệnh nặng lên và khó chữa. Bà mẹ có thể lây bệnh cho con khi sinh để gây tưa miệng làm trẻ khó bú. Do vậy cần điều trị tốt cho mẹ và cần khám cho con để điều trị sớm. Loại bỏ các yếu tố đua đến tái phát bệnh như sử dụng kháng sinh kéo dài, các thuốc corticoid, thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, thụt rủa âm đạo.... Đông y: Điều trị bằng các vị thuốc nam ngâm rửa 7 đến 10 ngày là đã có thể khỏi và an toàn cho bệnh nhân. Bạn có thể đến phòng khám đông Y Sinh Long Đường để được tư vấn và bài thuốc điều trị cụ thể. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ : Phòng khám chuyên khoa YHCT SINH LONG ĐƯỜNG Địa chỉ; Địa chỉ: Cơ sở 1:xóm Mới,Kiều Đoài,Đại Xuyên,Phú Xuyên,HN TEL 0343 86 86 85 Cơ sở 2: đối diện CT8A Đại Thanh ,Tả Thanh Oai,Thanh Trì ,HN TEL 094 28 25 768 ✪ Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính: từ 8h00 - 20h30 tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7 chủ nhật và ngày lễ - Quý vị và các bạn cần tư vấn về sản phẩm hoặc cần gửi sản phẩm tới nhà riêng, xin vui lòng liên hệ: Tổng đài tư vấn: 0343.86.86.85 HOẶC 094.28.25.768 ...
ĐÁI ĐỤC Đái đục có thể đái ra mủ, hoặc là đái ra dưỡng chấp. Đái đục đó là sự biểu hiện của viêm nhiễm hoặc trên đường niệu hoặc là gần đâu dó rồi lan tràn hay thủng lỗ chảy sang bàng quang như do từ áp xe ruột thừa sang bàng quang, từ áp xe trực tràng sang bàng quang và mủ đó theo nước tiểu chảy ra ngoài làm nước tiểu có màu trắng. màu nước tiểu Triệu Chứng: Thông thường nước tiểu trong, nếu có mủ thì nước tiểu đục. Có dấu hiệu toàn thân là sốt, tiểu buốt nếu có viêm bàng quang. Đái xong có cảm giác buốt mót, nóng rực đường niệu đạo lan ra bẹn và hậu môn. Nếu mủ nhiều ra theo nước tiểu thấy rõ nước tiểu đục. Neus mủ có ít thì phải soi cặn nước tiểu bằng kính hiển vi mới thấy được. Khi đái ra mủ cần quan sát nước tiểu. Đổ nước tiểu vào trong cố thủy tinh sẽ thấy ó hai phần: phần nước và phần cặn. Nếu phần nước trong nhiều thì thường là do tổn thương ở bàng quang, nếu phần nước cũng đục đều nhiều thì biểu hiện ở thận. Phần cặn đen soi kính hển vi sẽ thấy té bào mủ, thế bào thượng bì, hồng cầu và nhiều khi có vi khuẩn. Nếu nước tiểu đục vì quá nhiều muối phosphat thì cho acidacetic vào, nước tiểu trong trở lại. Nếu đái ra dưỡng trấp, cho ete vào thì nước tiểu trong trở lại. ĐIỀU TRỊ TÂY Y: Bằng kháng sinh là chủ yếu xet nghiệm nước tiểu THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN: Đi đái bình thường hoặc có khi đái rắt, nước đái đi ra màu đục ( đái đục) như nước vo gạo, có khi đặc như hoa bột vào. Phép chữa: Chủ yếu là trừ thấp nhiệt, lợi tiểu. Phương thuốc: Kim tiền thảo 30g Mía dò 20g Giá đỗ xanh 30g lá tre 30g Đổ 600ml nước đun nhỏ lửa còn 300ml chia làm 3 lần uống trước ăn 30p. Châm Cứu: Dùng các huyệt: Thận du, Khí hải, Tam âm giao, Âm lăng tuyền, đều châm tả. Nếu trường hợp thuộc hư châm bổ và cứu. Qua nhiều năm bằng kinh nghiệm thực tế điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân và mỗi bệnh nhân đều được gia giảm và có bài thuốc riêng cho phù hợp. BẠN CẦN SỰ TƯ VẤN VÀ CÁCH DÙNG THUỐC CỦA BÁC SĨ ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ. HÃY ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOAI CÁC BÁC SĨ SẼ GỌI TƯ VẤN CHO BẠN. Bạn có thể xem thêm bệnh viêm tuyến tiền liệt tại đây! Bạn có thể xem thêm chữa viêm tiết niệu bằng đông y tại đây! BẠN CÓ THỂ GỌI: ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ : Phòng khám chuyên khoa YHCT SINH LONG ĐƯỜNG Địa chỉ; Địa chỉ: Cơ sở 1:xóm Mới,Kiều Đoài,Đại Xuyên,Phú Xuyên,HN TEL 0343 86 86 85 Cơ sở 2: đối diện CT8A Đại Thanh ,Tả Thanh Oai,Thanh Trì ,HN TEL 094 28 25 768 ✪ Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính: từ 8h00 - 20h30 tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7 chủ nhật và ngày lễ - Quý vị và các bạn cần tư vấn về sản phẩm hoặc cần gửi sản phẩm tới nhà riêng, xin vui lòng liên hệ: Tổng đài tư vấn: 0343.86.86.85 HOẶC 094.28.25.768 ...
Viêm đường tiết niệu đông y gọi là Tiết niệu lạc cảm nhiễm. Viêm đường tiết niệu gồm: viêm nhiễm bể thận, viêm bàng quang và viêm niệu đạo chủ yếu do vi khuẩn gây ra. Đông y mô tả những triệu chứng này trong “lâm chứng”. Triệu chứng chính là đái buốt, đái dắt, đái són, nóng rát và hay bị tái đi tái lại. Nguyên Nhân: hệ tiết niệu - Do thấp tà và nhiệt tà dẫn đến uẩn kết ở hạ tiêu gây rối loạn chức năng điều hòa thận và bàng quang, rối loạn tiểu tiện (buốt, dắt, són, nóng). Uất kết ở hạ tiêu lâu ngày gây hoá hoả dẫn đến huyết lạc (đái máu) cũng sẽ dẫn đến rối loạn tiểu tiện. Bệnh lâu ngày ảnh hưởng đến tỳ thận lưỡng hư (mạn tính). - Là bệnh thường gặp trên lâm sàng, không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mạn tính, hay tái phát, do đó phải chữa sớm và triệt để tránh gây ra các biến chứng nặng. Các yếu tố thuận lợi cho viêm đường tiết niệu xảy ra là: sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, sinh hoạt tình dục với người bị bệnh đường sinh dục - tiết niệu mà không dùng phương tiện bảo vệ, mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, già yếu, suy kiệt... Viêm đường tiết niệu rất dễ tái phát nếu không điều trị dứt điểm, tận gốc. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào cơ quan bị viêm. Nếu vi khuẩn trú ngụ ở bàng quang, tức viêm bàng quang, việc viêm nhiễm không mấy nghiêm trọng. Nhưng nếu vi khuẩn xâm nhập tới thận, tức viêm thận, tính chất viêm nhiễm trong trường hợp này lại trở nên nghiêm trọng và cần phải đi khám ngay lập tức để được điều trị kịp thời. Ngoài ra, nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu là quan hệ tình dục. Quan hệ tình dục tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu. CÁC THỂ LÂM SÀNG: viêm đường tiết niệu Thể tỳ thận hư. Thường thấy trong viêm đường tiết niệu mạn tính. - Triệu chứng: sắc mặt trắng bóng, ăn kém; bụng dưới tức chướng và đầy, đại tiện lỏng; lưỡi và môi nhợt; mạch hư. Nếu thận dương hư thì : đau lưng, mệt mỏi, chân tay lạnh; rêu lưỡi trắng trơn; mạch tế nhược. Nếu thận âm hư sinh nội nhiệt thì lòng bàn chân, lòng bàn tay nóng ấm hơn phía mu bàn tay; miệng khô, lưng đau, mỏi 2 bên đùi, gầy gò; đái ít tiểu vàng hoặc đái đục, đái són hoặc đái đau; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng mỏng; mạch tế sác. - Pháp chữa: kiện tỳ bổ thận, chính tả song giải vừa phù chính vừa khu tà, phù chính sẽ có tác dụng khu tà, khư tà sẽ nâng cao khả năng phù chính, công bổ kiêm dùng. - Bài thuốc: hợp phương “tứ quân tử thang” với “bổ trung ích khí thang”. Nếu thận dương hư thì dùng: “Tế sinh thận khí hoàn” hợp “lục vị địa hoàng hoàn” gia giảm. Thận âm hư thì dùng “tri bá bát vị hoàn”. Thể thấp nhiệt. Thường gặp trong viêm đường tiết niệu cấp tính và mạn tính có đợt tiến triển cấp: chủ yếu là phát sốt, đái dắt, đái buốt, đái đau; niệu đạo có cảm giác nóng; bụng dưới chướng đầy kèm theo đau ngang thắt lưng; miệng khô, thích uống nước mát, cảm giác khát; rêu lưỡi vàng nhờn dính, chất lưỡi hồng; mạch hoạt sác. - Pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp. - Phương thuốc: “đạo xích tán” gia giảm: Sinh địa 20 - 30g . Mộc thông 8 - 12g . Cam thảo 8g . Trúc diệp 8 - 12g Hoàng bá 12g . Ngưu tất 16g. Sa tiền thảo 20g - Gia giảm: . Có sốt cao thêm: kim ngân hoa 20g, hoàng cầm 12g, hoạt thạch 30g. . Đái máu nhiều thêm: tiểu kế 16g, bạch mao căn sao 20g. trắc bách diệp sao đen 20g Bạn có thể xem thêm bệnh Phì đại tuyến tiền liệt tại đây! Bạn có thể xem thêm bài viêm tuyến tiền liệt tại đây! Bạn có thể xem thêm bài các nang tuyến tiền liệt tại đây! Hãy tham khảo bác sỹ để có được bài thuốc điều trị một cách hiệu quả nhất. . Cac Bác Sỹ Phòng Khám Đông Y Sinh Long Đường Sẽ tư vấn cho bạn. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ : Phòng khám chuyên khoa YHCT SINH LONG ĐƯỜNG Địa chỉ; Địa chỉ: Cơ sở 1:xóm Mới,Kiều Đoài,Đại Xuyên,Phú Xuyên,HN TEL 0343 86 86 85 Cơ sở 2: đối diện CT8A Đại Thanh ,Tả Thanh Oai,Thanh Trì ,HN TEL 094 28 25 768 ✪ Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính: từ 8h00 - 20h30 tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7 chủ nhật và ngày lễ - Quý vị và các bạn cần tư vấn về sản phẩm hoặc cần gửi sản phẩm tới nhà riêng, xin vui lòng liên hệ: Tổng đài tư vấn: 0343.86.86.85 HOẶC 094.28.25.768 ...
Theo y học hiện đại thì bệnh bạch đới do nhiều nguyên nhân và có thể chia ra làm 2 loại: Loại bệnh có tổn thương thục thể như viêm nhiễm, hoặc ung thư. Loại do dinh dưỡng kém, suy nhược thần kinh, thiếu máu, rối loạn nội tiết... Cho nên lúc điều trị cần chú ý xác định nguyên nhân để dùng thuốc mới có hiệu quả. Theo Y học cổ truyền: Chỉ toàn bộ các bệnh phụ khoa, do các bệnh phụ khoa đều phát bệnh dưới mạch Đới cho nên gọi chung là Bạch Đới. hinhg ảnh bệnh bạch đới Cơ Chế Sinh Lý Và Bệnh Lý: + Cơ chế sinh lý: Phụ nữ trưởng thành, thận khí sung mãn, tỳ khí vượng, Nhâm Đốc thông lợi , Đới mạch kiện cố. Âm đạo xuất hiện chất nhờn màu trắng như lòng trắng trứng, có tác dụng tư nhuận âm đạo, phòng vệ ngoại tà. Tăng nhiều trước và sau kinh nguyệt, giữa chu kỳ kinh nguyệt và khi mang thai. + Cơ chế bệnh lý: Nếu Bạch Đới xuất hiện bất thường về lượng, sắc, chất, mùi. Đều gọi là bệnh lý và gọi chung là bệnh Bạch Đới. - Khi chẩn đoán bệnh Bạch Đới cần phải kết hợp với chẩn đoán của Y học hiện đại. Bệnh thường gặp khi có viêm nhiễm đường sinh dục. Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung. U xơ tử cung, ung thư tử cung… Nguyên Nhân Và Cơ Chế Bệnh Sinh: - Nguyên nhân chính gây nên bệnh là thấp tà, bao gồm có ngoại thấp và nội thấp: + Ngoại thấp: do ngoại cảm thấp tà gây bệnh. Ví dụ như trong thời kỳ kinh nguyệt dầm mưa, lội nước, hàn thấp xâm nhập. Hoặc sau khi sinh nở chính khí suy yếu, vệ sinh không sạch sẽ, thấp tà thừa cơ xâm nhập gây nên bệnh bạch đới. + Nội thấp : Do bẩm thụ khí huyết lục phủ ngũ tạng suy yếu, trong đó liên quan nhiều chủ yếu là công năng của 3 tạng can, tỳ, thận bị suy giảm. Thấp được sinh ra, đi xuống làm cho mạch Đới bị tổn thương, mất bền vững mà sinh ra bệnh bạch đới. Do mạch Nhâm, Xung mất điều hòa sinh ra. Tỳ vị tổn thương chức năng vận hóa rối loạn làm thấp trệ nội sinh, đàm thấp đi xuống thành bệnh. Do chí tình không thoải mái, can khí uất kết lâu ngày hóa nhiệt làm cho huyết với nhiệt xung đột nhau, thấp nhiệt dồn xuống gây bệnh. Do công năng của Thận bị tổn thương dẫn đến chức năng nạp khí, khí hóa thủy dịch bị rối loạn, do đó mà giảm tác dụng phân hóa thủy thấp ở hạ tiêu, dẫn đến thủy thấp ứ lại ở hạ tiêu mà gây bệnh. - Trên lâm sàng phân bệnh đới hạ thành 5 thể: Tỳ dương hư; Thận dương hư; Âm hư kèm thấp; thấp nhiệt hạ lưu; Thấp độc ôn kết. + Thận dương hư: Do bản tạng có sẵn thận dương hư hoặc do tình chí, sinh hoạt quá độ dẫn đến thận dương hư. Từ đó làm cho sự khí hóa bất lợi, thấp trệ nội sinh, dồn xuống mạch xung và mạch nhâm. Làm tổn thương nhâm mạch, dẫn đến bệnh bạch đới. + Âm hư kèm thấp: Do bản tạng đã có sẵn âm hư, tướng hỏa vượng làm cho âm hư càng nặng thêm. Hạ tiêu bị thấp nhiệt xâm nhập, mạch đới nhâm tổn thương, sinh ra bệnh bạch đới. + Tỳ Dương hư: Ăn uống không điều độ, lao lực quá độ, tình trí uất kết, tổn thương tỳ vị. Vận hóa bất lợi, thấp trệ nội sinh ở hạ tiêu, nhâm mạch tổn thương. Từ đó làm đới mạch ảnh hưởng, dẫn đến bệnh bạch đới. + Thấp nhiệt hạ tiêu: Tỳ hư thấp sinh, lâu ngày hóa nhiệt, tình trí uất kết, can khí uất hóa hỏa, tà nhiệt và thấp hỗ kết ở hạ tiêu. Tổn thương nhâm mạch thành bệnh bạch đới. + Thấp độc ôn kết: Sau khi kinh nguyệt, sinh nở, chính khí suy yếu. Vệ sinh kém, không kiêng sinh hoạt hoặc hậu phẫu nhiễm trùng thấp độc xâm nhập, dẫn đến bệnh bạch đới. Nguyên Tắc Điều Trị: - Pháp điều trị chính của bệnh Bạch Đới là kiện tỳ, thăng dương, trừ thấp, kết hợp với sơ can cố thận. Nhưng trên lâm sàng, thấp trệ có thể hóa hỏa biến thành thấp nhiệt, cũng có thể chuyển thành hàn thấp. Do vậy cần thiêt phải kết hợp thanh nhiệt trừ thấp, thanh nhiệt giải độc, tán hàn trừ thấp. ĐIỀU TRỊ: Thận dương hư: - Triệu chứng chính: Bạch Đới lượng nhiều, màu trắng trong, chảy nhiều không dứt. Chóng mặt, ù tai, lưng đau nhức, chân tay lạnh, bụng dưới lạnh. Tiểu tiện nhiều, tiểu đêm nhiều, đại tiện phân lỏng, sắc mặt tối. lưỡi nhạt nhuận, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế hoặc trì. - Pháp điều trị: Ôn thận tráng dương, liễm tinh chỉ đới. - Bài thuốc: Nội bổ hoàn gia giảm Lộc nhung10g . Thỏ ty tử 10g . Đồng tật lê 10g Bạch tật lê 10g. Hoàng kỳ 10g. Tử uyển 08g Nhục quế 05g. Tang phiêu tiêu 10g. Nhục thung dung 10g Phụ tử chế 06g + Cách dùng: Ngày 1 thang uống làm 2 lần buổi sáng và buổi tối, uống sau ăn. Âm hư kèm thấp: - Triệu chứng chính: Bạch đới lượng không quá nhiều, màu vàng hoặc trắng đỏ xen kẽ. Chất đặc hoặc có mùi hôi, âm hộ khô rát, lưng gối nhức mỏi, chóng mặt ù tai. Lưỡng quyền đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, mất ngủ mơ nhiều,lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc vàng dầy, mạch tế sác. - Pháp điều trị: tư âm ích thận,thanh nhiệt trừ thấp. - Bài thuốc: Tri bá địa hoàng hoàn gia khiếm thực, kim anh tử 12g Thục địa 20g . Sơn thù 12g. Sơn dược 10g Trạch tả 12g. Phục linh 12g . Đơn bì 10g Tri mẫu 10g. Hoàng bá 10g . Kim anh 10g Khiếm thực 12g + Cách dùng: Ngày 1 thang uống làm 2 lần buổi sáng và buổi tối, uống sau ăn. Tỳ dương hư: - Triệu chứng lâm sàng: Số lượng dịch ra nhiều, màu trắng hoặc vàng nhạt, chất dính, không mùi hôi, ra liên tục, người mệt mỏi, Tứ chi lạnh, ăn kém đại tiện lỏng, chân phù, mặt trắng nhợt, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng dầy, mạch hoãn nhược. - Pháp điều trị: kiện tỳ ích khí, thăng dương trừ thấp - Bài thuốc: Hoàn đới thang gia giảm Bạch truật 10g. Sơn dược 10g. Nhân sâm 10g Bạch thược 12g. Thương truật 08g . Cam thảo 06g Trần bì 10g. Hắc kinh giới 10g. Sài hồ 10g Xa tiền tử 12g + Cách dùng: Ngày 1 thang uống làm 2 lần buổi sáng và buổi tối, uống sau ăn. Thấp nhiệt hạ chú: - Triệu chứng chính: Đới hạ lượng nhiều, màu vàng, dính đặc, có mùi hôi. Hoặc âm hộ ngứa, tức ngực bứt rứt, miệng khô và đắng, ăn kém. Bụng dưới đau tức, tiểu tiện nóng rát, số lượng nước tiểu ít, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy dính, mạch nhu sác. - Pháp điều trị: Thanh nhiệt trừ thấp chỉ đới. - Bài thuốc: Chỉ đới thang gia vị. Trư linh 10g. Bạch linh 10g. Xa tiền tử 12g Trạch tả 12g. Nhân trần 10g . Xích thược 12g Đan bì 10g . Hoàng bá 10g . Chi tử 10g Ngưu tất 10g + Cách dùng: Ngày 1 thang uống làm 2 lần buổi sáng và buổi tối, uống sau ăn. Thấp độc ôn kết: - Triệu chứng chính: Đới hạ lượng nhiều, vàng xanh lẫn lộn như mủ, hoặc đỏ trắng xen lẫn. Hoặc màu sắc lẫn lộn, như nước gạo, mùi thối, bụng dưới đau âm ỉ. Đau lưng, môi khô miệng đắng, tiểu tiện ít nóng rát, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy dính, mạch hoạt sác. - Phác điều trị: Thanh nhiệt giải độc trừ thấp. - Bài thuốc: Ngũ vị tiêu độc ẩm gia vị. Kim ngân hoa 12g Bồ công anh 12g Tử hoa địa đinh 12g Thiên quỳ tử 06g Cúc hoa 10g Thổ phục linh 12g Ý dĩ 12g + Cách dùng: Ngày 1 thang uống làm 2 lần buổi sáng và buổi tối, uống sau ăn. Bằng kinh nghiệm nhiều đời Phòng Khám Đông Y Chữa Sinh Long Đường. Đã đưa ra bài thuốc đặc trị cho từng thể bệnh. Ngoài ra còn có thuốc ngâm rửa hay thuốc đặt tùy vào tinh trạng bệnh nhân để đạt hiệu quả nhanh nhất. Trường hợp Bạch đới nhiều có thể kết hợp châm cứu. Chọn các huyệt như: trung cực, dương lăng tuyền, tam âm giao, đới mạch. Hoặc nhĩ châm : nội tiết, bàng quang, tử cung.. Bạn hãy để lại số điện thoại hoặc gọi trực tiếp bác sỹ ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ : Phòng khám chuyên khoa YHCT SINH LONG ĐƯỜNG Địa chỉ; Địa chỉ: Cơ sở 1:xóm Mới,Kiều Đoài,Đại Xuyên,Phú Xuyên,HN TEL 0343 86 86 85 Cơ sở 2: đối diện CT8A Đại Thanh ,Tả Thanh Oai,Thanh Trì ,HN TEL 094 28 25 768 ✪ Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính: từ 8h00 - 20h30 tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7 chủ nhật và ngày lễ - Quý vị và các bạn cần tư vấn về sản phẩm hoặc cần gửi sản phẩm tới nhà riêng, xin vui lòng liên hệ: Tổng đài tư vấn: 0343.86.86.85 HOẶC 094.28.25.768 ...
SỎI BÀNG QUANG Nguyên nhân. sỏi tiết niệu + Sỏi từ hệ tiết niệu trên rơi xuống bàng quang . + Sỏi sinh ra tại bàng quang: do các dị vật như chỉ khâu, mảnh đạn, đầu sonde. Do quá trình ứ đọng nước tiểu ở bệnh nhân hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt, chit hẹp cổ bàng quang, hẹp miệng sáo, túi thừa bàng quang, chấn thương hoắc vết thương cột sống tủy sống. Triệu chứng. Triệu chứng lâm sàng: Triệu chứng cơ năng: + Sỏi tiết niệu nổi bật là tình trạng đái ngắt ngừng: bệnh nhân đang đi tiểu đột nhiên tia tiểu tắc lại và đau dữ dội vùng dương vật. Thay đổi tư thế lại có thể đái được. Ở trẻ em có thể gặp hội chứng “bàn tay khai”. + Đái rắt: đái tăng lần về ban ngày do bệnh nhân đi lại vận động sỏi lăn trong bàng quang gây kích thích đi đí nhiều lần, nghỉ ngơi số lần đi tiểu giảm. + Đái buốt cuối bãi. + Thay đổi màu sắc nước tiểu cuối bãi. Triệu chứng thực thể của sỏi tiết niệu: + Thăm trực tràng khi sỏi to lúc bàng quang hết nước tiểu có thể sờ thấy sỏi. + Thăm khám bằng dụng cụ: làm dấu hiệu chạm sỏi(+).Gõ sỏi bằng thông sắt (Bénique) có thấy cảm giác chạm sỏi. + Soi bàng quang: giúp ta xác định số lượng, hình dáng, kích thước màu sắc sỏi. Triệu chứng cận lâm sàng: + XN nước tiểu: HC, BC tăng. + Chụp XQ vùng chậu hông thấy có hình sỏi cản quang hình trứng (có vòng đồng tâm ở ngay trên khớp mu). + Siêu âm. Chẩn đoán. Chẩn đoán xác định: dựa vào 3 yếu tố chính + Triệu chứng đái ngắt ngừng. + Dấu hiệu chạm sỏi (+), hoặc soi bằng quang nhìn thấy có sỏi. + X-quang: có hình sỏi cản quang trong vùng tiểu khung. Chẩn đoán phân biệt: + U tuyến tiền liệt. + U bàng quang. + Hẹp niệu đạo, chit hẹp cổ bàng quang. + Bàng quang thần kinh. + Viêm bàng quang cấp. Điều trị. Điều trị nội khoa: Sỏi bàng quang nhỏ từ đường tiết niệu trên rơi xuống có thể điều trị kháng sinh chống viêm, giảm đau giãn cơ trơn để đái ra sỏi. Tán sỏi; Sỏi bàng quang không đái ra được, sỏi kích thước < 3cm. Có thể tán sỏi bằng máy tán sỏi cơ học hoặc bằng máy Urat I. Điều trị phẫu thuật: + Sỏi to, sỏi không thể tán được. + Sỏi bàng quang có thể kèm theo hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt, túi thừa bàng quang thì việc phẫu thuật vừa lấy sỏi và giải quyết nguyên nhaanchinsh gây ra sỏi. Phương pháp phẫu thuật: mở bàng quang lấy sỏi + dẫn lưu bàng quang bàng quang tới xương mu. Chỉ đóng kín bàng quang và đặt sonde qua niệu đạo khi nước tiểu trong bàng quang không viêm và sỏi nhỏ. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ : Phòng khám chuyên khoa YHCT SINH LONG ĐƯỜNG Địa chỉ; Địa chỉ: Cơ sở 1:xóm Mới,Kiều Đoài,Đại Xuyên,Phú Xuyên,HN TEL 0343 86 86 85 Cơ sở 2: đối diện CT8A Đại Thanh ,Tả Thanh Oai,Thanh Trì ,HN TEL 094 28 25 768 ✪ Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính: từ 8h00 - 20h30 tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7 chủ nhật và ngày lễ - Quý vị và các bạn cần tư vấn về sản phẩm hoặc cần gửi sản phẩm tới nhà riêng, xin vui lòng liên hệ: Tổng đài tư vấn: 0343.86.86.85 HOẶC 094.28.25.768 ...