Tư vấn trực tuyến
0343.86.86.85 - 094.28.25.768
Lịch từ T2 - CN
8h - 21h 30
Menu

Chữa Mề Đay Bằng Đông Y

2024-10-30 22:41:22

    Mề đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin. Mề đay là một bệnh da phổ biến, rất rễ nhận biết nhưng cũng là bệnh khó phất hiện nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân gây mề đay như bên trong, bên ngoài, cơ địa, một số thì đơn giản dễ nhận biết, một số khác thì rất khó phất hiện dù có đầy đủ các loại xét nghiệm. Trên một bệnh nhân nhiều khi không phài chỉ có một mà có rất nhiều yếu tố gây bệnh. DIỄN TIẾN:     Bệnh mề đay diễn biến qua 2 thể Cấp tính và Mạn tính: Cấp Tính: Xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, thường gặp ở ngời trẻ và nguyên nhân thường gặp là do ăn uống hay thuốc. Mạn Tính: Khi bị bệnh mề đay kéo dài trên 6 tuần, đa số là tự phát (vô căn), trường hợp này cần dựa vào các nghiên cứu và các xết nghiệm tỉ mỉ thì mới tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết đươc triệu chứng tạm thời. Muốn điều trị hiệu quả phải tìm ra nguyên nhân, mà điều này đôi khi không luôn dễ dàng. CÁC DẠNG MỀ ĐAY:     hình ảnh các dạng mề đay Mề Đay Thông Thường: Cơn bệnh bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng nào trên da của cơ thể với những nổi sẩn phù có màu hồng, dặc biệt rất ngứa và có thể hợp thành mảng có giới hạn rõ lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì lặn mất không để lại dấu vết. Phát ban có thể lặn ở chỗ này nổi ở chỗ khác. Phù Mạch Hay Phù Quincke: Nổi bạn đột ngột làm xưng to cả một vùng đặc biệt là mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, niêm mạc... cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa. Có thẻ kèm theo nổi mề đay hay không. Nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây ra suy hô hấp, phải cấp cứu kịp thời. DA Nổi Vẽ: Hay còn gọi là mề đay giả. Sát nhẹ lên da bằng một vật đầu tù, hay mặc đồ chật như cạp quần, áo ngực, vài phút sau sẽ nổi gồ lên trên mặt da một vệt màu hồng. Có thể di kèm nổi mề đay hay không. Ngoài da mề đay còn có những dạng khác như sẩn nhỏ, sẩn mụn nước hay xuất huyết. Mề đay hay phù quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch cần phải cấp cứu. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY NỔI MỀ ĐAY 1) Mề Đay Thông Thường: Thức Ăn: Có thể gây dị ứng như sữa, trứng, cá, tôm cua, sò ốc, dồ hộp, rượi , bia... Các chất tạo màu thực phẩm, các chất bảo quản thục phẩm... Thuốc: có thể xảy ra ngay sau khi dùng thuốc lần đầu hoặc từ 5 đến 10 ngày sau. Nổi mề đay dơn thuần hay có kèm với sốt, đau khớp, nổi hạch... Các thuốc thường gây dị ứng nổi mề đay như; aspirin, các chất cản quang, thuốc gây mê, huyết thanh, vaccin.... Nọc Độc: Ong, Rắn, Sâu Bọ, Kiến.... Kháng Nguyên Hô Hấp: Rơm dạ, phân hoa, lông vũ, men mốc, bụi nhà, ... Nhiễm: virus, vi khuẩn. ký sinh trùng, nấm.. 2) Mề Đay Do Tiếp Xúc: - Do các chất hữu cơ hay hóa học. 3) Mề Đay Vật Lý: - Da vẽ nổi - Mề đay do chèn ép, chấn động. - Mề đay do lạnh, nóng, nước, ánh sáng mặt trời. - Mề đay do vận động xúc cảm. 4) Mề Đay Hệ Thống: - Luput ban đỏ - Viêm Mạch - Bệnh nội tiết 5) Mề Đay Do Di Truyền 6) Mề Đay Tự Phát ( vô căn). ĐIÊU TRỊ: Chẩn đoán mề đay mạn tính thì dễ nhưng để chữa nó thì khó khăn hơn nhiều, chỉ có thể cải thiện tình trạng chung cho cơ thể. Tây Y:  thuốc tây y     Để chữa các bệnh này thầy thuốc tây y đã dùng các loại thuốc để cải thiện như histamin, acetylcholin để làm dãn mạch và giảm ngứa. Tuy nhiên ngừng thuốc này thì ngứa lại quay lại. Đông Y: Nguyên nhân gây ra bệnh theo đông y là: - Do phong hàn hoặc phong nhiệt, uất tích dưới da. - Do trường vị thấp nhiệt, bị ngoại tà xâm nhập, ăn các loại thực phẩm lạnh, tanh hoặc do kí sinh trùng đường ruột nội sinh. - Do suy nhược cơ thể, khí huyết lưu thông kém hoặc do bệnh lâu ngày, khí huyết hao tổn, khí hư sinh phong, ngoại tà xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. - Do gan thận suy yếu nên chức năng kém gây ra da cơ yếu sinh phong, sinh sinh táo. Theo Đông y, mề đay được goi là tầm ma chẩn hay phong chẩn khối. Thuốc đông y tập trung tăng cường miễn dịch của bệnh nhân để chống lại dị nguyên như cải thiện chức năng gan, thận, và dựa vào vọng chẩn và phúc chẩn để đánh giá sự thay đổi chức năng nội tạng. Tiêu biểu như các bài sau: Đại sài hồ thang. Tiểu sài hồ thang. Phòng phong thông thánh tán. Cát căn thang. Quế chi ma hoàng các bán thang. Thập vị bại độc thang. Gia vị tiêu giao tán. Bát vị địa hoàng hoàn. Nhân trần cao thang. . . . Mề đay được phân loại thành: Thể phong hàn: Màu của mề đay không khác với màu da bình thường. Khi gặp gió lạnh thì nặng lên, chất lưỡi bệu nhạt, rêu trắng, chườm nóng triệu chứng đỡ. Thể phong nhiệt: Bệnh có biểu hiện nặng, hạt nổi màu đỏ, ngứa ngáy khó chịu kèm theo đau họng, buồn nôn, rêu lưỡi vàng, gặp lạnh bệnh dịu đi, gặp nóng bệnh nặng thêm. Do đó, phương pháp điều trị cần thanh lọc bên trong cơ thể trước, giải độc, thanh nhiệt, bồi bổ chức năng gan, thận. Thuốc Đông y được bào chế từ các dược liệu thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ nên được khuyến cáo sử dụng được cho tất cả các đối tượng. Với kinh nghiệm và bài thuốc gia truyền Y Sư của phòng khám đã có được công thức điều trị bằng thuốc Đông y có nguồn gốc từ tự nhiên có thể điều trị dứt điểm căn bệnh mề đay mãn tính bằng những bài thuốc rất quen thuộc với hầu hết người dân. Bài thuốc chữa mề đay bằng Đông y được điều chế dựa trên căn nguyên, nguồn gốc bên trong cơ thể: Thuốc đặc trị mề đay mẩn ngứa; Diệp hạ châu, hạ khô thảo, sài đất, bồ công anh, nhân trần, kim ngân cành, tơ hồng... Thuốc bổ gan, dưỡng huyết; bút tháp, Cà gai, lá chanh, sài hồ nam, ngải cứu, bách bộ, tơ hồng xanh, xích đồng đỏ... Thuốc tăng cường chức năng thận, sức đề kháng; Hoàng kì, hạnh phúc, xích đồng, tơ hồng xanh, cà gai, bách bộ, gắm, cành sung, bồ công anh, nhân trần... Các bài thuốc được dùng kết hợp để mang lại tác dụng cao nhất. Hãy liên hệ với Phòng Khám Sinh Long Đường để các bác sỹ tư vấn trục tiếp và có phác đồ điều trị hiệu quả.  Chị Hằng mua cho chồng uống khỏi.Trước đó con gái mua uống chưa hết một liệu trình khỏi, còn dư thuốc mang về chô bố uống thấy kết quả tốt.   ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ : Phòng khám chuyên khoa YHCT SINH LONG ĐƯỜNG Địa chỉ; Địa chỉ: Cơ sở 1:xóm Mới,Kiều Đoài,Đại Xuyên,Phú Xuyên,HN TEL  0343 86 86 85 Cơ sở 2: đối diện CT8A Đại Thanh ,Tả Thanh Oai,Thanh Trì ,HN TEL 094 28 25 768 ✪ Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính: từ 8h00 - 20h30 tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7 chủ nhật và ngày lễ - Quý vị và các bạn cần tư vấn về sản phẩm hoặc cần gửi sản phẩm tới nhà riêng, xin vui lòng liên hệ: Tổng đài tư vấn: 0343.86.86.85 HOẶC 094.28.25.768 ...

Viêm Da Cơ Địa

2024-11-06 01:25:44

  VIÊM DA CƠ ĐỊA viêm da cơ địa ở chân   Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính tiến triển từng đợt, thường bắt đầu ở trẻ nhỏ với đặc điểm là ngứa và có tổn thương dạng chàm. Bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện ở những cá thể có tiền sử bản thân hay gia đình mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như; hen, viêm mũi xoang dị ứng, sẩn ngứa, dị ứng thuốc, mày đay. Bệnh viêm da cơ địa chưa xác định được rõ ràng do gen nào đảm nhiệm. Khoảng 60% người lớn bị viêm da cơ địa có con bị bệnh này, nếu cả bố và mẹ cùng bị bệnh thì con đẻ ra có đến 80% cũng bị bệnh.   Viêm da cơ địa và những biểu hiện thường gặp: Viêm da cơ địa còn được gọi là bệnh eczema, chàm thể tạng, sẩn ngứa besnier, liken đơn dạng mạn tính, Viêm da cơ địa là bệnh lý có biểu hiện cấp tính bán cấp tính hoặc mạn tính, bệnh rất hay tái phát nhiều lần. Biểu hiện thường gặp của viêm da cơ địa: – Các đám da mẩn đỏ có ranh giới không rõ ràng, có thể phù nề hoặc không, hình thành mụn nước có tiết dịch rồi sau đó đóng vảy. – Các vết xước do gãi tạo vết chợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Bệnh thường khu trú ở tay chân, một số ở trán, má, cằm và khi nặng hơn có thể lan ra toàn bộ thân người. – Một số trường hợp dạng bán cấp tính; ngứa, nổi chấm hoặc mảng da bị đỏ, cảm giác hơi nóng – Giai đoạn bệnh mạn tính; Da dày, thâm, liken hoá, xuất hiện các vết nứt đau liên tục. Người bệnh có nguy cơ mắc thêm một số bệnh dị ứng mãn tính khác như; viêm mũi dị ứng, viêm ngứa họng, viêm kết mạc mắt, hen phế quản… Vị trí thường gặp; mặt, trán, mi mắt, cổ tay, mu bàn chân, tay, gáy, mặt gấp các chi hoặc nặng hơn có thể lan toàn thân. Nguyên Nhân:  Chưa có nguyên nhân chính xác của bệnh viêm da cơ địa: Do cơ địa; Có tính chất gia đình, di truyền, tiền sử trong gia đình có người bị viêm da cơ địa, dị ứng, hen suyễn. Các tác nhân kích thích bên trong kèm theo có thể bị viêm mũi xoang, xơ gan. Viêm đại tràng, viêm tai xương chũm, các bệnh về thận… Thời tiết khô hanh, lạnh. Môi trường bụi bẩn, ô nhiễm. Yếu tố di truyền (nếu hoặc bố hoặc mẹ bị bệnh có 60% khả năng di truyền cho con, và 80% nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh) Mỹ phẩm, hóa chất … Thuốc Triệu chứng:         viêm da cơ địa Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn; đỏ da, mụn nước, lên da non, liken hóa (hăm cổ trâu). Bệnh có thể trở thành mạn tính, da dày lên, ngứa gãi nhiều và bong tróc. Nhiều trường hợp bội nhiễm gây viêm da mủ, hoặc nhiễm khuẩn rất nặng. Có thể chia làm hai loại eczema; eczema khô và eczema ướt (khi thương tổn là những mụn nước, hoặc đang rỉ dịch, rất ngứa và dễ bội nhiễm). Những người có biểu hiện eczema khô thường nứt nẻ, bong tróc, xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, nặng lên khi trời lạnh, hoặc khi tiếp xúc hóa chất, xà bông, chất tẩy rửa… Bệnh viêm da cơ địa không thể điều trị dứt hẳn được, đây còn là một vấn đề khó khăn. Việc điều trị là nhằm kiểm soát các cơn ngứa, giảm các biểu hiện viêm da, ngăn ngừa, hay trị liệu tình trạng bội nhiễm nếu có, làm giảm thiểu sự xuất hiện của những thương tổn mới trên da. Phải tùy theo tuổi và tổn thương của bệnh mà có cách điều trị phù hợp. Điều trị: Nguyên tắc điều trị trong tây y: Dùng thuốc chống khô da, dịu da. Chống nhiễm trùng. Chống viêm. Tư vấn cho người bệnh và gia đình biết cách điều trị và phòng bệnh. Ưu điểm: Làm dịu da và khỏi nhanh trong khoảng 1 tháng. Nhược điểm: Thuốc tây điều trị viêm da cơ địa hầu hết đều chứa corticoid dùng lâu dài gây bào mòn da. Đặc biệt tái phát nhanh trong 1-2 tuần sau khi ngừng thuốc, khi tái phát bệnh tiến triển nặng hơn. Điều trị bằng y học cổ truyền: Chính vì những biểu hiện phức tạp của bệnh, đã nhiều thầy thuốc dày công nghiên cứu kê đơn bốc thuốc và ứng dụng các bài thuốc cổ phương và nghiệm phương. Kế thừa lại bài thuốc gia truyền của cha ông phòng khám Chữa Bệnh Nam Nữ Khoa đã phát chuyển và điều trị tiếp cho hàng nghìn bệnh nhân khỏi hoàn toàn bệnh và không tái phát chỉ 1 hay 2 liệu trình. Bài thuốc gồm: Thuốc bôi : PHỤC BÌ  Thành phần; Hồng đơn, cucumin, Đan bì.... có tính chất hoạt huyết, tái tạo tế bào. Mật gấu, Mật ong, ... vừa hành khí và vừa hành huyết. Tinh dầu mù u, Mỡ cá thu, Vòi voi, Thương nhĩ tử, Kim ngân hoa...  Có tác dụng tiêu độc, chống viêm, tiêu viên. thuốc bôi có tác dụng đưa khí huyết mới đến nuôi dưỡng các tổ chức tế bào, phần bì mao bị rối loạn khí huyết, phục hồi việc  nuôi dưỡng các tổ chức bị bệnh, tạo điều kiện tăng sức chống đỡ tại chỗ đối với mọi tác nhân gây bệnh. thuốc Uống: BỘT GIẢI ĐỘC thành phần; Tỳ bà diệp, Mạch môn, Sài đất, Kim ngân, Sinh địa, Sâm đại hành. Thương nhĩ tử, Hoàng bá, Kinh giới, Huyền sâm, và mấy vị thuốc quý ...  Tác dụng thanh lương, chống dị ứng, giải độc, tiêu viêm, tăng cường chức năng gan. Thuốc Rửa: Thanh Tẩy Thành phần: Ích nhĩ tử, ô liên rô, Ngải cứu, Hoàng bá, KHổ sâm..... Tác dụng; Làm mềm và loại bỏ phần da bị bệnh, tái tạo tế bào dưới da, tăng cường sự đàn hồi của da, giúp cho việc bôi thuốc Phục Bì thấm sâu vào lớp biểu bì, ngăn ngừa vùng tổn thương mới. Với Kinh nghiệm gia truyền Phong khám đông y Sinh Long Đường Đã điều trị cho hang trăm nghìn bệnh nhân khỏi hoàn toàm không tái phát.  ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ : Phòng khám chuyên khoa YHCT SINH LONG ĐƯỜNG Địa chỉ; Địa chỉ: Cơ sở 1:xóm Mới,Kiều Đoài,Đại Xuyên,Phú Xuyên,HN TEL  0343 86 86 85 Cơ sở 2: đối diện CT8A Đại Thanh ,Tả Thanh Oai,Thanh Trì ,HN TEL 094 28 25 768 ✪ Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính: từ 8h00 - 20h30 tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7 chủ nhật và ngày lễ - Quý vị và các bạn cần tư vấn về sản phẩm hoặc cần gửi sản phẩm tới nhà riêng, xin vui lòng liên hệ: Tổng đài tư vấn: 0343.86.86.85 HOẶC 094.28.25.768 ...

CHÀM (ECZEM)

2024-11-04 21:07:04

Theo Tây Y: Triệu chứng: Thương tổn căn bản là mụn nước xẹp thành mảng trên một dát đỏ. Có giới hạn rõ rệt hoặc không có giới hạn rõ rệt. Ngứa: Nhiều ít tùy từng người nhưng lúc nào cũng ngứa. Tiến triển qua 3 giai đoạn: Cấp tính: Đỏ, phù, chảy nước. Bán cấp: Hết phù, bớt đỏ, còn chảy nước ít. Mãn tính: Vảy dày khô, da dày lên, ngứa nhiều. chàm ở chân trẻ nhỏ Nguyên Nhân: Chàm tại thuốc: thuốc bôi ngoài da, thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Chàm do tiếp xúc; Các óa chất, nhiên liệu, nguyên liệu. Chàm vi khuẩn: Vi khuẩn đóng vai trò dị ứng dị nguyên. Chàm do nguyên nhân nội tạng: Rối loạn nội tiết. Chàm thể tạng ở trẻ e và người lớn: Bệnh xuất hiện từ bé hay tái phát và dai dẳng. Nguyên nhân Chính do 2 yếu tố: Thể tạng: Bệnh có tính chất gia đình và di truyền, xuất hiện trên một cơ địa có rối loạn nội tiết, thần kinh, chuyển hóa... Kháng Nguyên: Kháng nguyên có thể là hóa chất, thảo mộc, vi sinh vật, tác nhân vật lý, gây mẫn cảm một cách từ từ. Điều Trị Bằng Tây Y: Tại Chỗ: Tùy théo từng giai đoạn tiến triển mà điều trị. Giai đoạn cấp: Dung dịch Jarisch hoặc hồ nước Giai đoạn bán cấp: Holchtyol, hay hồ Bitmut Carbonat Giai đoạn mãn tính: Dung dịch màu như eosin 2%, hoặc các thuốc bong vẩy. Toàn Thân: Các loại thuốc giải cảm, thuốc điều hòa thần kinh giao cảm, các vitamin: C, A, B2, B6. Ăn uống hạn chế muối và nước. Theo Y Học Cổ Truyền: Chàm ( eczema) là một bệnh ngoài da của trẻ con, thường hay ở hai má, hay hai bắp chân. Lúc đầu mọc lên những mụn lâm tâm đỏ rựng, ngứa cương nước rồi vỡ ra, nước chảy đến đâu bênh lan đến đó.Nhiều khi rửa với nước nấu các cây thuốc thì khô đi và giảm ngứa. Nguyên Nhân: Do thấp nhiệt và thai độc. Phép chữa: Cần thanh thấp nhiệt và tiêu độc. Cần trong uống ngoài bôi để tránh bệnh uất lại sinh nóng và ỉa chảy. Thuốc rửa: các vị thuốc như: lá kim ngân, khổ sâm, nam bạch chỉ, vỏ núc nác, xương bồ, trầu không, ... tùy từng tổn thương lứa tuổi mà các bác sỹ gia giảm từng vị và liều lượng cho phù hợp. Thuốc bôi: có các vị như: vỏ núc nác, nghệ vàng, bồ hóng bếp, củ gai, ... Thuốc uống: Bài 1: sài đất 100g.      Bồ công anh 20g.       Cỏ mần chầu 20g.   Thương nhĩ tử 20g. Ngày 1 thang sác với 600ml nước còn 300ml chia ra ngày uống 2 lần. Bài 2: Thương nhĩ tử 10 Kinh giới 10 Hạ khô thảo 10 Bồ công anh 10 Vòi voi 10 Kim ngân hoa 10   Ngày 1 thang sác với 600ml nước còn 300ml chia ra ngày uống 2 lần. Lưu y: tham khảo và tư vấn của các bác sỹ trước khi dùng thuốc, và cách chũa hiệu quả nhất. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ : Phòng khám chuyên khoa YHCT SINH LONG ĐƯỜNG Địa chỉ; Địa chỉ: Cơ sở 1:xóm Mới,Kiều Đoài,Đại Xuyên,Phú Xuyên,HN TEL  0343 86 86 85 Cơ sở 2: đối diện CT8A Đại Thanh ,Tả Thanh Oai,Thanh Trì ,HN TEL 094 28 25 768 ✪ Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính: từ 8h00 - 20h30 tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7 chủ nhật và ngày lễ - Quý vị và các bạn cần tư vấn về sản phẩm hoặc cần gửi sản phẩm tới nhà riêng, xin vui lòng liên hệ: Tổng đài tư vấn: 0343.86.86.85 HOẶC 094.28.25.768   ...

Bệnh vẩy nến

2024-11-06 01:33:20

                                  ĐÔNG Y CHỮA BỆNH VẨY NẾN BỆNH VẨY NẾN ĐÔNG Y GỌI LÀ NGÂN TIẾT BỆNH. THEO QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI.      Bệnh vẩy nến là bệnh ngoài da khá phổ biến, thường chiếm tỷ lệ từ 3 - 5% trong tổng số bệnh da ở các khoa da liễu. Căn nguyên, cách di truyền của bệnh vẩy nến thì chưa được rõ, nhưng thể địa vẩy nến hay vẩy nến tiềm tàng đến nay đã được xác định rõ ràng, gen vẩy nến nằm ở những nhiễm sắc thể số 6, có liên quan đến kháng nguyên bạch cầu người (HLA), đến đáp ứng miễn dịch tế bào, đến tự kháng thể. Biểu hiện chủ yếu ở bệnh vẩy nến là tăng nhanh lớp thượng bì, bởi hoạt động phân nhân và sự tổng hợp ADN của tế bào đáy. Hiện nay có nhiều phương pháp làm sạch tổn thương vẩy nến bằng các thuốc tân dược. Nhưng tác dụng phụ của các thuốc tân dược thường để lại biến chứng nặng nề về ức chế chức năng tuỷ xương, tăng khối lượng gan, biến đổi chức năng thận, bạch cầu giảm, thiếu máu nghiêm trọng, loét ống tiêu hóa. Vì vậy, kết qủa điều trị bệnh vẩy nến bằng YHHĐ rất hạn chế. CHẨN ĐOÁN BỆNH THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI: Bệnh vẩy nến      Chẩn đoán xác định dựa vào phương pháp cạo Brocque. Đánh giá mức độ tổn thương theo cách tính PASI của Sayed. Các phương pháp trên bệnh nhân nên đến viện để các bác sỹ chẩn đoán và tiên lượng. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN:     Đã từ rất lâu bệnh vẩy nến được mô tả trong các bệnh danh như: ngưu bì tiên, tùng bì tiên và hiện nay là ngân tiết bệnh. Về căn nguyên, bệnh thường do các tạng là huyết nhiệt khi gặp phải các yếu tố lục dâm phong, hàn, nhiệt, táo, thấp sẽ có các biểu hiện khác nhau. Với các mô tả theo y lý cổ truyền bệnh vẩy nến là bệnh mãn tính, tái phát liên tục, đa phần phát sinh ở tứ chi, mặt bên đùi, đầu gối, cẳng chân, mặt ngoài tay ,chân và vùng đầu. Tổn thương chủ yếu là những sẩn cộm kiểu đốm, đám hoặc mảng, đỏ hoặc trắng mốc như sáp nến và ngứa. Nhưng lâm sàng thường tập trung vào 3 thể lớn: huyết hư, huyết nhiệt và huyết ứ; khi có nhiễm trùng là thể nhiệt độc. Phương pháp điều trị chính là phù trợ chính khí, trừ tà, điều hòa khí - huyết đã mang lại kết qủa tương đối tốt, hạn chế tác dụng phụ và nâng cao hiệu qủa điều trị. CÁC THỂ BỆNH VÀ PHÁP ĐIỀU TRỊ:    Bệnh Vẩy Nến Đông Y Chia Làm 5 Thể Sau: Thể huyết nhiệt: - Pháp điều trị: thanh nhiệt lương huyết - trừ phong chỉ tiên. - Phương thuốc thường dùng: Hợp phương “lương huyết địa hoàng thang” và “tê giác địa hoàng thang” gia giảm. -Thuốc:Lương huyết địa hoàng thang. Sinh địa, Đương qui, Địa du , Qui giác,  Hoàng liên , Thiên hoa phấn, Cam thảo,  Thăng ma, Xích thược,  Chỉ xác Hoàng cầm,  Kinh giới. Tê giác địa hoàng thang : Tê giác, Đan bì, và Xích thược. Cũng có thể dùng kết hợp “thanh đại ẩm” hoặc “tả qui ẩm”. Nếu thể da đỏ có thì chọn dùng “thanh doanh thang”. Nếu có sốt cao, thần hôn loạn ngôn có thể cho thêm “an cung ngưu hoàng hoàn” hoặc “tử tuyết tán”. Thể huyết hư: Thường gặp vào thời kỳ thoái hư của bệnh, mãn tính kéo dài, tổn thương da thu gọn hoặc biến mất, ban đỏ và bong vẩy giảm nhẹ , ngứa không nhiều, tổn thương da khô táo, bệnh tình ổn định; chất lưỡi nhợt hồng, rêu lưỡi trắng; mạch huyền tế. - Phương pháp điều trị: Dưỡng huyết tư âm - trừ phong nhuận táo. - Phương thuốc thường dùng: “Đương qui ẩm tử” hoặc “dưỡng huyết nhuận phu ẩm” gia giảm. Thể huyết ứ: Thường gặp trong thời kỳ thoái lui của bệnh, tổn thương da thu nhỏ, không sẩn cộm, vẩy đỡ dày; sắc ban hồng xám hoặc sắc da chung quanh tổn thương hồng xám, lờ mờ có sắc tố da; chất lưỡi xám tía, có ban điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng; mạch huyền tế hoặc sáp . - Phương pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ -trừ phong chỉ tiên. - Phương thuốc thường dùng: “Đào hồng tứ vật thang” hoặc “huyết phụ trục ứ thang” gia giảm. Thể phong thấp tý trở: Thường gặp ở vẩy nến thể khớp, tổn thương da không nhiều ở thân thể mà tập trung vào các vùng khớp, các khớp sưng đau hạn chế vận động tứ chi, thậm chí biến dạng hoặc phát sốt, tâm phiền, ăn kém; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi nhờn trắng; mạch huyền hoạt mà sác. - Phương pháp điều trị: Khu phong trừ thấp - thông lạc giải độc. - Phương thuốc thường dùng: “Độc hoạt tang ký sinh thang” gia giảm. Bệnh vẩy nến ở vùng đầu Nhiệt độc tích thịnh: Thường gặp ở thể mụn mủ, tổn thương tập trung nhiều ở tay, chân và đầu. Nếu nặng thì lan ra toàn thân. Trên nền da sẩn đỏ lồi lên mụn đầu nhọn, ngứa, đau và hóa mủ. Sắc trắng vàng xen kẽ, mụn mọng nước hay tái phát. Có khi phát sốt, miệng khát, thậm chí mê sảng, đại tiên bí kết, tiểu tiện ngắn đỏ, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng; mạch hoạt sác hoặc huyền sác . - Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt lương huyết giải độc. - Phương thuốc thường dùng: “Tê giác địa hoàng thang” hợp phương “ngũ vị tiêu độc ẩm” gia giảm. Ngoài ra phối hợp với châm đổi bên để điều trị. Trên lâm sàng căn cứ vào tình trạng cụ thể nặng hay nhẹ khác nhau. Vị trí khác nhau để gia giảm huyệt.     Ngày nay nhiều người mặc cảm với bệnh vẩy nến và tự mặc định và chấp nhận sống chung với lũ. Nhưng cũng có rất nhiều người kiên trì chữa và tập luyện cá bài tập đã khỏi hoàn toàn nhiều năm không tái phát có được cuộc sống thoải mái.     Cùng với sự tiến bộ của khoa học kết hợp với nhiều năm kinh nghiệm kế thừa các bài thuốc cổ phương cùng với bài thuốc gia truyền từ đời thứ ba của gia đình đã tìm ra bài thuốc điều trị bệnh theo nguyên tắc: Nội ẩm ngoại đồ. Chế ra bài thuốc uống trong và bôi ngoài hoàn toàn bằng thuốc nam.      Bài thuốc uống gồm các vị như: Liên kiều, bồ công anh, hạ khô thảo, thương nhĩ tử, nhân trần, tỳ giả, bach mao căn, kinh giới, kim ngân, cỏ tháp, cây bá bệnh, ..... Tác dụng: Thanh phế, nhuận phế, giải độc, thanh can, lợi tiểu, chống dị ứng, chống ngứa, tiêu viêm , tiêu mủ, thanh nhiệt, lương huyết, ... Bài thuốc bôi được điều chế từ các vị thuốc như: Cỏ xước, vòi voi, nghệ, kim ngân hoa, kinh giới, mỡ cá heo, mật gấu, và năm vị thuốc quý khác. Tác dụng: hoạt huyết, hành khí, tiêu độc, tái tạo da, phục hồi sự đàn hồi của da... Hãy đến với phòng khám để được các bác sỹ tư vấn và hướng dẫn các bài tập. Để thoát khỏi căn bệnh thiếu thẩm mỹ, gây khó chịu, ngứa ngáy phiền toái này. Hãy để lại thông tin hoặc gọi để các bác sỹ tư vấn cho bạn. Các Bác sỹ phòng khám Đông Y Sinh Long Đường sẽ tư vấn cho bạn. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ : Phòng khám chuyên khoa YHCT SINH LONG ĐƯỜNG Địa chỉ; Địa chỉ: Cơ sở 1:xóm Mới,Kiều Đoài,Đại Xuyên,Phú Xuyên,HN TEL  0343 86 86 85 Cơ sở 2: đối diện CT8A Đại Thanh ,Tả Thanh Oai,Thanh Trì ,HN TEL 094 28 25 768 ✪ Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính: từ 8h00 - 20h30 tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7 chủ nhật và ngày lễ - Quý vị và các bạn cần tư vấn về sản phẩm hoặc cần gửi sản phẩm tới nhà riêng, xin vui lòng liên hệ: Tổng đài tư vấn: 0343.86.86.85 HOẶC 094.28.25.768 ...

Thuốc Nam Chữa Nấm Da Đầu

2024-11-02 08:09:21

  THUỐC NAM ĐẶC TRỊ NẤM DA ĐẦU HIỆU QUẢ nấm da đầu       Bệnh nấm da đầu là một trong nhiều hình thức bệnh nấm. Loại nhiễm nấm có ảnh hưởng đến làn da, móng tay và da đầu. Bệnh nấm da đầu thường do các chủng nấm microsporum hoặc trichophyton. Hay gặp nhất ở trẻ nhỏ, và trẻ em tuổi đi học, gây đỏ, ngứa, hói Có rất nhiều người nhầm lẫn gầu với nấm. Chính vì vậy hay tự ý điều trị nên dẫn đến tình trạng nấm kháng thuốc khá cao diều trị dai dẳng không khỏi. Chính vì vậy chúng ta nên đi khám và được các bác  sỹ chuyên khoa khám và tư vấn để đạt hiệu quả cao trong điều trị. Nấm da đầu còn được gọi là bệnh ghẻ da đầu, bệnh nấm da đầu liên quan chặt chẽ đến nhiễm nấm khác như nấm toàn thân, nấm móng. Triệu chứng có thể ; Vảy, gàu màu xám hoặc khu vực đỏ. Tóc mỏng manh dễ rụng hoặc dễ dàng rút ra. Sưng mềm hoặc các khu vực đau đớn trên da đầu.Bệnh nấm da đầu kéo dài và lây nhiễm nếu không được điều trị. Nó lây lan dễ dàng qua người-đến-người liên hệ hoặc qua tiếp xúc với vật nuôi và các đối tượng chia sẻ. Phương thức lây truyền: Nhiễm bào tử có trong thiên nhiên ở đất cát, không khí, cây cỏ mục nát...). Người bệnh lây sang người lành (ngủ chung, dùng chung đồ), đây là nguyên nhân chính. Súc vật (chó, mèo) bị bệnh lây cho người. Vật dụng. Từ những phương thúc lây truyền trên chúng ta hãy có những biện pháp phòng chống sự lây lan của bệnh nấm. BÀI THUỐC ĐẶC TRỊ NẤM DA ĐẦU : Là sự kết hợp tuyệt vời các vị thuốc với nhau sau bao năm điều trị và có sự theo dõi sát sao của các bệnh nhân. Để đưa ra bài thuốc mang lại hiệu quả điều trị cao trong điều trị bệnh nhân nấm da đầu. Thuốc bôi: TINH CHẤT TRỊ NẤM DA; Là sự dung hòa của các thảo dược gồm cầu mây, cỏ mạy chậm, cây trăm rễ. Sa nhân, mạy thúc phi, riềng pháp, cây chó đẻ… Thuốc Gội: Là sự kết hợp của các vị thuốc gồm chu biên, bàn bàn, mật nhân, cây vó, cây bươm bướm… CÔNG DỤNG CỦA BÀI THUỐC:    Thuốc bôi : Thuốc bôi sẽ làm xoa dịu cơn ngứa nhanh chóng đồng thời làm mát da. Viêm nhiễm cũng được loại bỏ kịp thời. Những tổn thương trên da đầu cũng phục hồi nhanh. Khả năng sát khuẩn và tăng cường sức đề kháng giúp người bệnh diệt trừ tận gốc các mầm mống gây bệnh và ngăn chặn sự quay trở lại. Ngoài ra, tính năng kích thích tóc mọc nhanh giúp người bệnh lấy lại sự tự tin và vẻ đẹp của mái tóc . Dược liệu gội đầu : Các tinh chất trong dược liệu sẽ rửa trôi và làm sạch da đầu. Hiện tượng gàu cũng thuyên giảm và được loại bỏ, đồng thời tiêu viêm và sát khuẩn. Những mầm nấm ẩn sâu ở chân tóc và da đầu cũng được đánh bật. Như vậy, với hai loại thuốc này, mọi vấn đề do nấm da đầu gây ra sẽ được giải quyết dứt điểm một cách dễ dàng. CÁCH SỬ DỤNG BÀI THUỐC: Thuốc bôi; Bạn bôi tinh chất vào vùng bị nấm, vùng da bị tổn thương. Ngày bôi 2 lần. Chú ý, có sự hướng dẫn cụ thể từng bệnh nhân sau khi nhận thuốc. Thuốc gội đầu; Các thành phần được sử dụng bao thành những gói khác nhau. Do đó khi sử dụng người bệnh chỉ cần sử dụng 1/2 gói cho 1 lần gội đun cùng với 3 đến 5 lít nước. Để nước nguội khoảng 30 độ rồi bổ sung thêm 1 quả chanh rồi gội đầu. Với phương pháp này, người bệnh nên thực hiện theo đúng hướng dẫn 2 ngày một lần, nặng có thể 1 ngày 1 lần gội. Lưu ý sau khi gội xong không gội lại bằng nước trắng đồng thời khi đun phải sôi ít nhất từ 15 phút. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ : Phòng khám chuyên khoa YHCT SINH LONG ĐƯỜNG Địa chỉ; Địa chỉ: Cơ sở 1:xóm Mới,Kiều Đoài,Đại Xuyên,Phú Xuyên,HN TEL  0343 86 86 85 Cơ sở 2: đối diện CT8A Đại Thanh ,Tả Thanh Oai,Thanh Trì ,HN TEL 094 28 25 768 ✪ Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính: từ 8h00 - 20h30 tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7 chủ nhật và ngày lễ - Quý vị và các bạn cần tư vấn về sản phẩm hoặc cần gửi sản phẩm tới nhà riêng, xin vui lòng liên hệ: Tổng đài tư vấn: 0343.86.86.85 HOẶC 094.28.25.768   ...

GIẢI PHÁP TRỊ NẤM DA ĐẦU

2024-11-06 01:54:33

Giải pháp trị nấm da đầu cho những ai chưa biết Một trong những cách phổ biến nhất để nhiễm nấm là từ vật nuôi của bạn. Họ thường mang nấm trên cơ thể của họ. Bạn cũng có thể nhiễm bệnh từ người bị nhiễm bệnh khác hoặc bằng cách chia sẻ các vật phẩm như mũ, khăn quàng cổ, lược, v.v. với họ. Một khi nấm lắng xuống da đầu của bạn, nó bắt đầu làm hỏng lớp da bên ngoài và tóc của bạn. Các triệu chứng sau đây được nhìn thấy trong nhiễm nấm tóc: Ngứa dữ dội Tóc mỏng manh dễ rụng Các mảng da bong vảy trên da đầu Đau da đầu Điều bắt buộc đối với chúng tôi là chăm sóc tóc và da đầu đúng cách để điều trị nhiễm trùng và cũng tránh nó trong tương lai. Tìm bên dưới các biện pháp khắc phục tại nhà tốt nhất sẽ hoạt động tự nhiên và hiệu quả cho nhiễm nấm trên tóc. Giải pháp trị gàu Giấm táo có chứa các hợp chất kháng nấm mạnh sẽ tiêu diệt nấm và điều trị nhiễm trùng. Các chất chống oxy hóa có mặt sẽ hỗ trợ phục hồi nhanh chóng cho da. Các axit có trong chanh đóng vai trò là chất chống nấm cho nấm tóc. Ngoài việc điều trị nhiễm trùng, chanh còn giết chết bất kỳ vi sinh vật nào khác có thể gây tổn thương cho da đầu và tóc của bạn. Nó cũng tạo độ bóng tự nhiên cho tóc của bạn. Masaage bằng dầu dưỡng tóc chống gàu trong 3 lần4 mỗi tuần một cách thường xuyên vì nó là sự kết hợp của dầu cây trà và dầu dừa giúp loại bỏ vảy từ da đầu. Giấm táo có chứa các hợp chất kháng nấm mạnh sẽ tiêu diệt nấm và điều trị nhiễm trùng. Các chất chống oxy hóa có mặt sẽ hỗ trợ phục hồi nhanh chóng cho da. Tỏi chứa một hợp chất kháng nấm mạnh gọi là allicin. Hợp chất này giúp loại bỏ nhiễm trùng, đặc biệt nếu nấm là Candida. Mật ong hỗ trợ tỏi trong hoạt động chống nấm của nó. Nó cũng làm dịu da và giảm bất kỳ sưng với đặc tính chống viêm của nó. Các axit có trong chanh đóng vai trò là chất chống nấm cho nấm tóc. Ngoài việc điều trị nhiễm trùng, chanh còn giết chết bất kỳ vi sinh vật nào khác có thể gây tổn thương cho da đầu và tóc của bạn. Nó cũng tạo độ bóng tự nhiên cho tóc của bạn. Đu đủ thường được sử dụng để chiết xuất một loại enzyme chống nấm có tên là chitinase từ nó. Chitinase làm suy yếu thành tế bào nấm, gây ra cái chết của nó (16). Việc sử dụng đu đủ thương mại này có thể được sử dụng tại nhà để điều trị nấm tóc bằng cách chỉ cần áp dụng bột trái cây trên da đầu của bạn. Uống nhiều nước ép tự nhiên trong suốt thời gian bị nấm da đầu và cùng với các phương pháp điều trị. Chuẩn bị cà rốt, cần tây, dưa chuột và nước lô hội. Dùng một trong những chất bổ sung này; B phức tạp, vitamin E và axit Folic. Những vitamin này có thể giúp chống lại nấm và giảm ngứa. Khi bạn bị giun đũa, bạn cần giữ cho khu vực này càng sạch càng tốt. Điều này giúp ngăn ngừa sự lây lan thêm của phát ban và giúp kiểm soát khu vực bị ảnh hưởng. Rửa sạch vùng bị ảnh hưởng bằng nước và xà phòng kháng khuẩn hàng ngày trước khi áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà khác lên trên. Lau khô khu vực sau khi tắm, vì độ ẩm làm cho nấm dễ lây lan hơn. Củ nghệ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Đây cũng là một loại thuốc chống nấm hiệu quả có tác dụng ức chế sự tăng trưởng. Bột nghệ tươi, hoặc tinh bột nghệ, với một lượng nước nhỏ và trộn cho đến khi nó trở thành một hỗn hợp sệt. Áp dụng nó cho làn da của bạn và để nó trên cho đến khi nó khô. Bạn cũng có thể uống nước nghệ hoặc trà nghệ hàng ngày để có được những lợi ích bên trong. Nha đam từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên cho cả nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm, và giun đũa cũng không ngoại lệ. Nha đam có thể điều trị giun đũa và có thể làm dịu các triệu chứng ngứa, viêm và khó chịu. Bạn có thể tìm thấy thuốc mỡ với nha đam hoặc bôi gel lô hội trực tiếp vào khu vực này. Làm điều này ít nhất ba lần mỗi ngày. Cam thảo có đặc tính kháng khuẩn mạnh, và nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chiết xuất cam thảo có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị thay thế cho nhiễm nấm. PHÒNG KHÁM LÀM VIỆC TỪ 8H-21H30 TỐI TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN Cơ sở 1:xóm Mới,Kiều Đoài,Đại Xuyên,Phú Xuyên,HN TEL ☎️☎️ 0343.86.86.85 Cơ sở 2: đối diện CT8A Đại Thanh ,Tả Thanh Oai,Thanh Trì ,HN TEL☎️☎️ 094.28.25.768 Bạn cần tư vấn chuyên khoa hãy gọi điện hoặc kết bạn zalo với phòng khám theo 2 số trên ...

2 CÁCH CHỮA NẤM DA ĐẦU TẠI NHÀ

2024-11-01 08:33:49

2 cách chữa nấm da đầu tại nhà đơn giản không phải ai cũng biết Bệnh nấm da đầu gây ra rất nhiều phiền toái cho bản thân người bị. Vậy làm thế nào để chữa khỏi chúng một cách đơn giản mà lại hiệu quả nhất. Đó là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân đang phải sống chung với bệnh lý này. Hãy cùng Sinh Long Đường tham khảo 2 cách điều trị nấm trên da đầu trong bài viết dưới đây. 1. Sử dụng lá ổi Lá ổi trong dân gian vẫn được sử dụng như là nguyên liệu trị rụng tóc, chống hói đầu. Và vì sao người ta lại dùng lá ổi non để chữa nấm cho da đầu là do trong thành phần có chứa rất nhiều alpla-limonen, axit maslinic giúp kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ. Cách làm: Bước 1: Vò nát một nắm lá ổi tươi đã được rửa thật sạch. Bước 2: Cho vào nồi đun với 2 lít nước cho đến khi còn 1 lít Bước 3: Đợi nguội thì vắt thêm 1 quả chanh, một chút muối Bước 4: Dùng nước để gội và massage nhẹ nhàng trong 10 phút Bước 5: Gội lại bằng nước sạch. Điều trị 3 lần 1 tuần cho đến khi hết bệnh. >> Quay trở về trang chủ 2. Vỏ quả bưởi Có thể nói bưởi là khắc tinh của khá nhiều loại nấm hiện nay, người ta thường lấy vỏ bưởi để gội đầu nhằm mang lại những tác dụng trong điều trị rụng tóc, hói đầu. Không ngờ nay nó còn được biết đến trong việc trị các loại nấm ở trên da đầu nữa đấy. Tinh dầu bưởi được dùng làm thành phần trong các sản phẩm chăm sóc tóc hàng đầu hiện nay. Không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc, vỏ bưởi tự nhiên còn là vị thuốc dân gian giúp chống lại các vi khuẩn nấm trên da đầu cực kỳ hiệu quả mà bạn không biết. Cách làm: Bước 1: Cắt nhỏ vỏ bưởi thành từng lát rồi đem phơi khô (có thể bảo quản dùng dần) Bước 2: Lấy vỏ bưởi đã phơi đun với nước sau đó để nguội. Bước 3: Thực hiện gội đầu khi nước còn ấm. Cứ áp dụng như vậy mỗi tuần 2 – 3 lần đảm bảo bạn sẽ thấy hiệu nghiệm rõ rệt. Nấm men, nấm mốc, nấm xuất hiện trên da đầu làm bong tróc các mảng, làm tóc gãy rụng và hói kèm theo là cảm giác ngứa gãi sướng tay. Đông y Sinh Long Đường điều trị tốt các thể nấm da đầu hiện nay bằng bài thuốc gia truyền qua đường gội tắm và bôi xịt. Hãy đến trực tiếp phòng khám hoặc liên hệ để đặt mua thuốc và nhận ưu đái tốt nhất về giá. PHÒNG KHÁM LÀM VIỆC TỪ 8H-21H30 TỐI TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN Cơ sở 1:xóm Mới,Kiều Đoài,Đại Xuyên,Phú Xuyên,HN TEL ☎️☎️ 0343.86.86.85 Cơ sở 2: đối diện CT8A Đại Thanh ,Tả Thanh Oai,Thanh Trì ,HN TEL☎️☎️ 094.28.25.768 Bạn cần tư vấn chuyên khoa hãy gọi điện hoặc kết bạn zalo với phòng khám theo 2 số trên ...

Chat với GIỚI THIỆU - PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y SINH LONG ĐƯỜNG qua Zalo Chat với GIỚI THIỆU - PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y SINH LONG ĐƯỜNG qua Messenger