Tư vấn trực tuyến
0343.86.86.85 - 094.28.25.768
Lịch từ T2 - CN
8h - 21h 30
Menu

Loét Dạ Dày Tá Tràng

2024-12-25 11:54:15

Loét dạ dày tá tràng là sự mất chất của niêm mạc dạ dày tá tràng. Loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá phổ biến, với những đợt tiến triển xen kẽ với những thời kỳ ổn định mà chu kỳ thay đổi tùy từng người. Trong số những người bị loét dạ dày tá tràng thì có khoảng 70% có hội chứng Helicobacter Pylori ( khuẩn HP ). Hiện nay tỉ lệ mắc bệnh loét dạ dày tá tràng ở nam giới cao hơn nữ giới. Nguyên Nhân Gây Bệnh: Theo Y học Hiện Đại:    Loét dạ dày tá tràng là kết quả của sự mất cân bằng giữa một bên là yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày  tá tràng và một bên là yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày  tá tràng . loét dạ dày tá tràng Trong đó: − Yếu tố phá hủy niêm mạc: HCl và pepsin. − Yếu tố bảo vệ niêm mạc: chất nhầy, HCO3. − Hàng rào niêm mạc dạ dày. Theo đó những nguyên nhân gây hoạt hoá yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày tá tràng có thể kể đến: + Sự căng thẳng Thần kinh do các stress tâm lý kéo dài gây nên trạng thái cường phó giao cảm mà kết quả sẽ gây tăng tiết HCl và tăng co bóp cơ trơn dạ dày. + Sự hiện diện của xoắn khuẩn Helicobacter Pylori (HP) sẽ hủy hoại tế bào D ở niêm mạc tá tràng (là tế bào tiết somatostatin có tác dụng ức chế tiết gastrin), qua đó sẽ gây tăng tiết HCl. Ngược lại, những nguyên nhân làm suy giảm yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày lại là: + Sự căng thẳng Thần kinh do các stress tâm lý kéo dài sẽ làm các tế bào nhầy ở niêm mạc dạ dày giảm bài tiết HCO3. + Rượu và các thuốc giảm đau chống viêm no steroid ngoài việc thông qua cơ chế tái khuyếch tán ion H + còn ức chế sự tổng hợp prostaglandin do đó đồng thời vừa làm tăng tiết HCl vừa hủy hoại tế bào niêm mạc dạ dày cũng như làm giảm sự sinh sản tế bào niêm mạc dạ dày. + Corticoid và các dẫn xuất của nó qua cơ chế giảm tổng hợp glucoprotein (một thành phần cơ bản của chất nhầy). Sẽ làm giảm yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày. + Vai trò tưới máu của hệ mao mạch dạ dày tá tràng đối với sự bền vững của hàng rào niêm mạc dạ dày. Theo đó sự xơ vữa hệ mao mạch dạ dày tá tràng sẽ làm cản trở sự tưới máu niêm mạc dạ dày. Được dùng để giải thích cho cơ chế viêm dạ dày mạn tính. Cũng như giải thích lý do tại sao có nhiều ổ loét to và bất trị ở người có tuổi. + Sự hiện diện của xoắn khuẩn Helicobacter Pylori (HP) ở niêm mạc dạ dày tá tràng. Sẽ sản sinh ra NH3 vừa cản trở sự tổng hợp chất nhày vừa làm biến đổi cấu trúc phân tử. Chất nhầy từ dạng hình cầu sang dạng hình phiến mỏng, khiến cho lớp chất nhầy dễ bị tiêu hủy bởi pepsin. Ngoài ra chính Helicobacter Pylori (HP) còn tiết ra protease. Phospholipase, độc tố 87 KDA protein. Và kích thích tiết interleukin γ gây tổn thương trực tiếp lên tế bào niêm mạc dạ dày. + Yếu tố thể tạng: nhóm máu O có tần suất loét cao hơn các nhóm máu khác. Điều này có lẽ liên quan đến sự ưu tiên kết hợp giữa nhóm O và HP, sự liên quan giữa HLAB5 antigen với tần suất loét tá tràng. + Vai trò của thuốc lá trong việc ức chế tiết HCO3 của tuyến tụy. Gia tăng sự thoát dịch vị vào tá tràng đồng thời tạo nên các gốc tự do gây tổn hại đến niêm mạc dạ dày. Theo Y Học Cổ Truyền: Bệnh loét dạ dày tá tràng với biểu hiện lâm sàng là đau vùng thượng vị. Cùng với một số rối loạn tiêu hóa được xếp vào bệnh lý của tỳ vị với bệnh danh là vị quản thống mà nguyên nhân có thể là: − Những căng thẳng tâm lý ( tình chí) kéo dài như giận dữ, uất ức. Khiến cho chức năng sơ tiết của tạng can (mộc) bị ảnh hưởng, từ đó cản trở tới chức năng giáng nạp thuỷ cốc. cơ chế viêm loét dạ dày tá tràng − Những căng thẳng tâm lý kéo dài như lo nghĩ, toan tính quá mức. Cũng như việc ăn uống đói no thất thường. Sẽ tác động xấu tới chức năng kiện vận của tạng tỳ và ảnh hưởng xấu tới chức năng giáng nạp thủy cốc của vị. Trên cơ sở đó, thời tiết lạnh hoặc thức ăn sống lạnh mà YHCT gọi là hàn tà. Sẽ là yếu tố làm khởi phát cơn đau. Trong giai đoạn đầu, chứng vị quản thống thường biểu hiện thể Khí Uất (trệ). Hoả Uất hoặc Huyết Ứ; nhưng về sau do khí suy, huyết kém mà chứng vị quản thống sẽ diễn tiến theo thể tỳ vị Hư Hàn. CHẨN ĐOÁN: Theo Y Học Hiện Đại: 1. Triệu chứng lâm sàng: Viêm loét dạ dày tá tràng nói chung có các triệu chứng cơ năng và dấu hiệu lâm sàng của bệnh loét dạ dày-tá tràng thường nghèo nàn, chỉ trong những đợt tiến triển bệnh nhân mới có đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa. a. Những cơn đau vùng thượng vị Kéo dài từ 15 phút - 1 giờ, có thể khu trú ở bên (T) nếu là loét dạ dày hoặc bên (P) nếu là loét tá tràng. Cơn đau có thể lan ra vùng hông sườn (P) hoặc có thể chói ra sau lưng (nếu loét ở thành sau dạ dày). Cơn đau có tính chu kỳ và trở nên đau dai dẳng liên tục nếu là loét lâu ngày hoặc loét xơ chai. Cơn đau thường xuất hiện lúc đói, về đêm và giảm ngay sau khi uống sữa hoặc dung dịch antacid nếu là loét tá tràng; thường xuất hiện sau khi ăn hoặc ít thuyên giảm với antacid nếu là loét dạ dày. Cơn đau có tính chất quặn thắt hoặc nóng rát, hoặc nặng nề âm ỉ. Trong cơn đau, khám có thể phát hiện thấy vùng thượng vị đề kháng khi sờ nắn. b. Những rối loạn tiêu hóa: + Táo bón: rất thường gặp. + Nôn mửa, buồn nôn thường xảy ra trong trường hợp loét dạ dày nhưng ít xảy ra trong loét tá tràng nếu không có biến chứng. Bệnh nhân ăn vẫn ngon miệng nhưng có cảm giác chậm tiêu, thường là nặng, trướng bụng hoặc ợ hơi, ợ chua sau các bữa ăn. 2) Cận Lâm Sàng: + Là những xét nghiệm + XQ + Nội soi 3) Biến Chứng: Thông thường trong những đợt tiến triển, mỗi đợt đau có thể kéo dài vài ngày hoặc 2 - 3 tuần lễ rồi tự nhiên hết. Nhưng cũng có khoảng 10 - 20% trường hợp thường xảy ra các biến chứng như: - Xuất huyết tiêu hóa: chiếm khoảng 15% - Thủng dạ dày tá tràng:chiếm khoảng 7% - Hẹp : chiếm khoảng 2% - Ung Thư Hóa: chiếm 90% bị loét ở bờ cong nhỏ. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN: Viêm loét dạ dày tá tràng đông y gọi là Chứng vị quản thống được chia làm 4 thể lâm sàng sau đây: 1. Khí uất (trệ): Với triệu chứng đau thượng vị từng cơn lan ra hai bên hông sườn kèm ợ hơi, ợ chua, táo bón. Yếu tố khởi phát cơn đau thường là nóng giận, cáu gắt. Tính tình hay gắt gỏng, rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch huyền hữu lực. 2. Hoả uất: Với tính chất đau dữ dội, nóng rát vùng thượng vị, nôn mửa ra thức ăn chua đắng, hơi thở hôi, miệng đắng, lưỡi đỏ sẫm, mạch hồng sác. 3. Huyết ứ: Đau khu trú ở vùng thượng vị cảm giác châm chích, chất lưỡi đỏ tím hoặc có điểm huyết ứ, mạch hoạt. Nặng hơn thì đi cầu phân đen hoặc nôn ra máu bầm. 4. Tỳ vị hư hàn: Hay gặp ở loét dạ dày-tá tràng mạn tính, tái phát nhiều lần hoặc ở người già với triệu chứng đau vùng thượng vị mang tính chất âm ỉ liên tục hoặc cảm giác đầy trướng bụng sau khi ăn. Yếu tố khởi phát thường là mùa lạnh hoặc thức ăn tanh lạnh làm đau tăng. Triệu chứng đi kèm là chán ăn, buồn nôn, phân có lúc lỏng, sệt, nhầy nhớt, lưỡi nhợt bệu. Rêu lưỡi trắng dày nhớt, mạch nhu hoãn vô lực. ĐIỀU TRỊ: Theo Tây Y: Nhằm mục đích: − Làm lành ổ loét. − Loại bỏ xoắn khuẩn Helicobacter Pylori. − Phòng chống tái phát. − Theo dõi và phát hiện trạng thái ung thư hóa. Thuốc điều trị theo hướng dẫn và toa của bác sỹ để loại bỏ xoắn khuẩn HP. Theo Y Học Cổ Truyền: Sơ can lý khí: Bài thuốc tiêu biểu là: Sài hồ sơ can, Tiêu dao gia uất kim. Điều hòa can tỳ, Hương cúc bồ đề nghệ với mục đích an Thần, chống co thắt cơ trơn tiêu hoá và chống tiết HCl dịch vị hoặc trung hoà acid. Cụ thể trong chứng vị quản thống thể khí uất (trệ) ta có thể dùng bài Tiêu dao gia uất kim Thanh hỏa, trừ uất: Bài thuốc tiêu biểu là: Hương cúc bồ đề nghệ hoặc Hóa can tiễn hợp với Tả kim hoàn. Thanh cao ẩm với mục đích chống co thắt, chống tiết HCl. Kháng sinh kháng viêm bằng cơ chế liền thành mạch hoặc cơ chế leucotrien. Châm cứu: châm tả những huyệt nội đình, hợp cốc, nội quan. Hoạt huyết tiêu ứ chỉ huyết: Với mục đích chống sung huyết và cầm máu ngoài tác dụng chống co thắt và chống tiết HCl dạ dày. Bài thuốc tiêu biểu là bài Hương cúc bồ đề nghệ. Hoặc Tiêu dao gia uất kim hoặc Tứ vật đào hồng. Tất cả gia cỏ mực, trắc bách diệp sao đen. Châm cứu: châm tả thái xung, huyết hải, hợp cốc Ôn trung kiện tỳ : Bài thuốc tiêu biểu là bài Hoàng kỳ kiến trung. Với mục đích kích thích tiết dịch vị, điều hòa nhu động dạ dày ruột, cải thiện tuần hoàn niêm mạc dạ dày. Kích thích tổng hợp glucoprotein và prostaglandin E2, I2. Châm cứu: ôn châm hoặc cứu những huyệt . Quan nguyên, khí hải, túc tam lý, thái bạch, phong long. Tỳ du, đại đô, thiếu phủ. Lời Khuyên: hình dạ dày      Chế độ ăn uống đối vơi bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng. Cho đến nay việc thực hiện ăn uống gồm các thức ăn mềm, không gia vị, hạn chế ăn sữa và kem, hạn chế ăn hoa quả. Do đó bệnh nhân nên chánh những thức ăn nào gây đau hơn hoặc gây rối loạn tiêu hóa. Kiêng rượu và thuốc lá, cà phê, các đồ cay nóng khác.        Với nhiều năm kinh nghiệm phòng khám SInh Long Đường. Từ những bài thuốc gia truyền, các vị  thuốc nam  kết hợp cổ phương và y học hiện đại. Đã điều chế ra bài thuốc điều trị hiệu quả cho từng thể bệnh như:      Thể có HP  với bài thuốc " Dạ Dày HP” với các thành phần như; hoàng liêm, xuyên tâm liên, núc nác, ngũ linh chi, thục quân, hậu phác, tuyền phúc hoa, linh chi..... Đã điều trị khỏi hoàn toàn, tiêu diệt xoắn khuẩn HP. Làm lành các vết loét dạ dày tá tràng, hết các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu...     Có ợ hơi ợ chua với bài” Bình Vị” với các thuốc như: kim linh tử, ngô thù. Hoàng liên, thạch quyết minh, ô tặc cốt, ngọa lăng tử.....  Tác dụng trung hòa hết dịch vị thừa, hết đầy bụng ợ hơi, đau tức nóng rát vùng dạ dầy. Làm lành sẹo, kích thích tiêu hóa... Và các bài thuốc khác được gia giảm theo từng bệnh nhân với các triệu chứng riêng từng bệnh. Hãy để lại thông tin để được các bác sỹ tư vấn hoặc liên hệ   Phòng Khám Đông Y Sinh Long Đường Luôn đồng hành cùng bệnh nhân. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ : Phòng khám chuyên khoa YHCT SINH LONG ĐƯỜNG Địa chỉ; Địa chỉ: Cơ sở 1:xóm Mới,Kiều Đoài,Đại Xuyên,Phú Xuyên,HN TEL  0343 86 86 85 Cơ sở 2: đối diện CT8A Đại Thanh ,Tả Thanh Oai,Thanh Trì ,HN TEL 094 28 25 768 ✪ Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính: từ 8h00 - 20h30 tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7 chủ nhật và ngày lễ - Quý vị và các bạn cần tư vấn về sản phẩm hoặc cần gửi sản phẩm tới nhà riêng, xin vui lòng liên hệ: Tổng đài tư vấn: 0343.86.86.85 HOẶC 094.28.25.768 ...

Lời Khuyên Khi Bị Bệnh Trĩ

2024-12-24 12:04:57

Napoleon từng mắc bệnh trĩ và có thể đó là một nguyên nhân quan trọng khiến ông thua trận Waterloo! Rất nhiều người cảm thấy cực kỳ khó chịu và đau khổ khi mắc phải bệnh trĩ. Thật kinh khủng và đau đớn khi bắt đầu ‘‘hành sự’’ trong toilet, đối với những người bị bệnh nặng còn gì ngán ngẩm hơn khi phải giải quyết khâu “chỉnh lại tư thế”, vừa đau rát, vừa mất vệ sinh, lại rất tốn thời gian! Cảm giác đày đọa còn hơn ở tù. Sự tiến bộ y học, kiến thức giờ đây sẽ giúp cho bệnh nhân trĩ giải quyết được vấn đề không khó khăn và tập hợp hàng loạt lời khuyên sau đây có thể sẽ giúp bạn giảm đi đáng kể đau đớn từ căn bệnh quái ác này. Lời khuyên cho “cái miệng”;  Hình ảnh uống sinh tố ớt Việc ăn uống đúng cách có thể làm một người bị bệnh trĩ nặng giảm hơn một nửa nỗi khó chịu, và có thể làm tiêu tan gần hết bệnh của một người ở thời kỳ nhẹ hay trung bình. Cứ ngon, cay, chua, ngọt là hợp khẩu vị bạn? Thật tai hại, hợp khẩu vị có thể sẽ trở thành tác nhân khiến cho bệnh trĩ trầm trọng... Hãy ăn uống đúng cách, vẫn ăn ngon nhưng khoa học hơn sẽ giúp bệnh trĩ giảm hoặc tiêu tan khi mới bị. - Uống nhiều nước, nó sẽ giúp bạn đi tiêu dễ dàng, không bị táo bón hoặc đặc phân; điều này rất có ý nghĩa ngay cả khi mới bị bệnh hoặc khi đang phòng tránh bệnh. - Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein. Muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng bệnh trĩ. Những gia vị cay, nóng và chất kích thích thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn. - Ăn nhạt, sử dụng ít muối hơn. Nó giúp cho nước không còn được giữ lại nhiều trong cơ thể( để trung hòa lượng muối). Tránh những chất có vị cay nặng, nóng hoặc chất kích thích như rượu, café. Tại sao lại tránh các chất có vị cay, nóng, nó cũng giống như có một hòn than nóng đi qua hậu môn mỗi khi bạn đi ngoài! Tất cả những chất nói trên làm cho triệu chứng bệnh trĩ ngày càn nặng hơn. Rặn và khiêng vật nặng là... giống nhau Khi rặn, bạn sẽ phải gồng mình lên, khi khiêng vật nặng, bạn cũng làm điều tương tự. Bạn thừa hiểu nguyên nhân gây ra bệnh trĩ chính là việc làm cho các tĩnh mạch trở nên bị căng phồng lên. Nếu hệ tuần hoàn bị tăng áp lực, những chỗ “yếu” như; các búi trĩ sẽ có thể chuyển trạng thái tệ hơn. Cũng trong trường hợp này, bệnh trĩ có thể đến từ một nguyên nhân ngớ ngẩn; như thường xuyên phải gồng mình lên( giống như khi tập thể hình chẳng hạn)... Béo hoặc có thai dễ “dính” Bào thai ngày càng lớn làm sức nặng đè lên các tế bào và mạch máu tại hậu môn dễ khiến sinh ra bệnh trĩ. Điều này cũng tương tự như những người bị béo phì. Bạn có thể nằm nghiêng sang trái, nó sẽ giúp giảm áp lực tĩnh mạch ở hâu môn làm giảm nguy cơ bị trĩ hoặc không làm tăng nặng bệnh. Rửa sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh Đó là một thói quen cực tốt. Rửa hậu môn không chỉ sạch hơn, nó còn giảm đáng kể đau đớn khi bị bệnh trĩ. Việc lau chùi bằng giấy khô sẽ làm bệnh trầm trọng hơn và tất nhiên, bạn sẽ bị đau rát. Nếu bạn không có điều kiện rửa hoặc chỉ đơn giản là không thích, bạn có thể nên dùng loại giấy có độn ẩm( loại sử dụng để lau mặt, có giữ ẩm). Ngâm nước muối ấm; Ngâm nước muối ấm khoảng 15 phút mỗi ngày có thể xoa dịu nỗi đau đớn khi bị trĩ. Nhiều bác sĩ có lời khuyên này dựa vào kinh nghiệm của họ trong nhiều năm. Bạn có thể thực hiện việc này rất đơn giản bằng chầu nước hoặc sử dụng bồn tắm nếu có. Sinh hoạt và tập luyện khoa học; Bạn có thể sẽ không tin rằng công việc đứng lâu, ngồi lâu sẽ dễ bị trĩ, nhưng sự thật là như vậy. Các công việc đứng lâu hoặc ngồi lâu sẽ làm ảnh hưởng đến; tuần hoàn máu ở khoang xương chậu làm cho ứ máu và căng tĩnh mạch trĩ. Các bác sĩ khuyên dùng bệ xí bệt, tăng cường vận động cơ bắp một cách khoa học, kiên trì tập luyện một môn thể thao đều và liên tục. Bơi lội luôn là một môn thể thao được đề nghị để phòng bệnh trĩ. Ngoài ra, chạy bộ, đi bộ cũng có các tác dụng khác nhau. Một yếu tố nữa đó là chọn một giờ “hợp lý nhất” để dần dần chuyển qua đi đại tiện vào đúng giờ đó, mỗi ngày nên đi một lần. Hạn chế sinh hoạt tình dục nếu bị trĩ hoặc bệnh đang nặng hơn. Biện pháp không dùng thuốc: Tập khí công, có thể áp dụng các phương pháp như được trình bày trong bài; THỂ THAO PHÒNG BỆNH TRĨ; 1.Khí công và phòng chống bệnh trĩ: có thể kết hợp thuốc đông y để điều trị. Thuốc chữa bệnh trĩ sử dụng trong các trường hợp: - Trĩ nội mức độ 1, 2: Điều trị bằng thuốc đông y đạt kết quả tốt. - Trĩ mức độ 3, có trĩ ngoại, điều trị bằng đông y để đạt hiệu quả tốt nhất - Trĩ nội mức độ 4; Sử dụng phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ, sau đó sử dụng đông y kết hợp. Bạn xem thêm bệnh sa tử cung tại đây! Bạn xem thêm cách chữa bệnh trĩ tại đây! ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ : Phòng khám chuyên khoa YHCT SINH LONG ĐƯỜNG Địa chỉ; Địa chỉ: Cơ sở 1:xóm Mới,Kiều Đoài,Đại Xuyên,Phú Xuyên,HN TEL  0343 86 86 85 Cơ sở 2: đối diện CT8A Đại Thanh ,Tả Thanh Oai,Thanh Trì ,HN TEL 094 28 25 768 ✪ Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính: từ 8h00 - 20h30 tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7 chủ nhật và ngày lễ - Quý vị và các bạn cần tư vấn về sản phẩm hoặc cần gửi sản phẩm tới nhà riêng, xin vui lòng liên hệ: Tổng đài tư vấn: 0343.86.86.85 HOẶC 094.28.25.768 ...

VÀI NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN GIỚI TRẺ DỄ MẮC BỆNH TRĨ

2024-12-25 18:30:29

      Nguyên nhân bệnh trĩ đã được nói đến từ rất lâu, trước cả thời kỳ Phong kiến ở nước ta. Người ta đã nêu rất nhiều nguyên nhân và yếu tố thuận lợi để bị bệnh trĩ như: yếu tố di truyền, có tính gia đình; có những rối loạn nhu động ruột như táo bón, ỉa chảy, mót rặn…; thay đổi nội tiết theo chu kỳ gồm trước chu kỳ kinh nguyệt, mang thai sinh đẻ nhiều…; có bệnh phổ biến làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thoát vị bẹn, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, gan… hay tư thế làm việc: đứng hay ngồi nhiều, ít đi lại và vận động, thế nhưng nguyên nhân thực sự của bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn.       Nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, chúng tôi xin lưu ý đến xu thế Hình ảnh bú trĩ bệnh trĩ đang bị trẻ hóa dần do ảnh hưởng của môi trường và điều kiện làm việc hiện nay của giới trẻ dẫn đến nguy cơ dễ mắc căn bệnh này. 1. Dễ mắc bệnh khi ngồi máy tính nhiều: Hơn 50% số người có nguyên nhân bệnh trĩ có độ tuổi từ 50 trở lên, nhưng ngày nay bệnh trĩ đã dễ phát sinh ở giới trẻ vì sự lạm dụng máy tính. Vì sao ngồi máy tính nhiều dễ mắc bệnh trĩ? Hiện nay, số đông giới trẻ đang sử dụng máy tính trong công việc, học, chơi nhiều giờ trên máy vi tính, và toàn thân hầu như rất ít vận động. Điều này sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, tăng nguy cơ mắc và tăng mức độ nặng của bệnh trĩ. Những người ngồi máy tính nhiều nên thỉnh thoảng đứng dậy đi lại 5-10 phút. Bên cạnh đó, họ cũng nên chú ý về dinh dưỡng, ăn nhiều rau, uống nhiều nước, tránh các đồ cay nóng, chất kích thích,... Ngoài ra có thể dùng đông dược có tác dụng tiêu trĩ. 2. Đứng nhiều, ngồi lâu, mang vác nặng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ: Những người phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động như nhân viên bán hàng, lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng... thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao. Những người lao động nặng nhọc như mang vác, đội vật nặng lên đầu, lên vai ( công nhân bốc vác ở các bến cảng) làm cho áp lực trong ổ bụng tăng lên một cách đáng kể trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm cũng có nguy cơ cao là nguyên nhân bệnh trĩ. 3. Phụ nữ dễ mắc bệnh trĩ: Phụ nữ mang thai và cho con bú càng dễ bị trĩ và táo bón, vì ngoài những nguyên nhân thông thường gây ra táo bón và trĩ như thói quen ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, ít vận động... họ còn phải chịu thêm những nguyên do “bất khả kháng”. Theo đó, khi có thai, áp lực bụng tăng cao, nhất là ở thời kỳ cuối. Sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch ngày càng cao, ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, làm cho trùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là tình trạng bí đại tiện tăng thêm, đoạn cuối trực tràng và hậu môn bị nứt, khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ. Táo bón trong lúc mang thai là bệnh thường gặp, do phải bổ sung canxi và sắt, cũng như thường ít vận động hơn bình thường. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh trĩ. -Phụ nữ cho con bú thường mắc bệnh trĩ do hậu quả của quá trình mang thai để lại, đồng thời trong thời gian cho con bú, thường có thói quen kiêng khem trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Bạn cần tư vấn cụ thể hơn về nguyên nhân bệnh trĩ và các phương pháp điều trị an toàn hãy liên lạc với các bác sỹ Phòng khám đông y Sinh Long Đường. Hoạc bạn cũng có thể qua trục tiếp phòng khám để được tư vấn tình trạng bệnh tình cảu mình. ĐT bác sỹ 0915.180.628 hay 0974.07.04.85 Bạn có thể xem thêm  Lời Khuyên Khi Bị Bệnh Trĩ tại đây! Bạn có thể xêm thêm Sa tử cung tại đây! ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ : Phòng khám chuyên khoa YHCT SINH LONG ĐƯỜNG Địa chỉ; Địa chỉ: Cơ sở 1:xóm Mới,Kiều Đoài,Đại Xuyên,Phú Xuyên,HN TEL  0343 86 86 85 Cơ sở 2: đối diện CT8A Đại Thanh ,Tả Thanh Oai,Thanh Trì ,HN TEL 094 28 25 768 ✪ Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính: từ 8h00 - 20h30 tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7 chủ nhật và ngày lễ - Quý vị và các bạn cần tư vấn về sản phẩm hoặc cần gửi sản phẩm tới nhà riêng, xin vui lòng liên hệ: Tổng đài tư vấn: 0343.86.86.85 HOẶC 094.28.25.768 ...

Chat với GIỚI THIỆU - PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y SINH LONG ĐƯỜNG qua Zalo Chat với GIỚI THIỆU - PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y SINH LONG ĐƯỜNG qua Messenger