VIÊM DA CƠ ĐỊA viêm da cơ địa ở chân Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính tiến triển từng đợt, thường bắt đầu ở trẻ nhỏ với đặc điểm là ngứa và có tổn thương dạng chàm. Bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện ở những cá thể có tiền sử bản thân hay gia đình mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như; hen, viêm mũi xoang dị ứng, sẩn ngứa, dị ứng thuốc, mày đay. Bệnh viêm da cơ địa chưa xác định được rõ ràng do gen nào đảm nhiệm. Khoảng 60% người lớn bị viêm da cơ địa có con bị bệnh này, nếu cả bố và mẹ cùng bị bệnh thì con đẻ ra có đến 80% cũng bị bệnh. Viêm da cơ địa và những biểu hiện thường gặp: Viêm da cơ địa còn được gọi là bệnh eczema, chàm thể tạng, sẩn ngứa besnier, liken đơn dạng mạn tính, Viêm da cơ địa là bệnh lý có biểu hiện cấp tính bán cấp tính hoặc mạn tính, bệnh rất hay tái phát nhiều lần. Biểu hiện thường gặp của viêm da cơ địa: – Các đám da mẩn đỏ có ranh giới không rõ ràng, có thể phù nề hoặc không, hình thành mụn nước có tiết dịch rồi sau đó đóng vảy. – Các vết xước do gãi tạo vết chợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Bệnh thường khu trú ở tay chân, một số ở trán, má, cằm và khi nặng hơn có thể lan ra toàn bộ thân người. – Một số trường hợp dạng bán cấp tính; ngứa, nổi chấm hoặc mảng da bị đỏ, cảm giác hơi nóng – Giai đoạn bệnh mạn tính; Da dày, thâm, liken hoá, xuất hiện các vết nứt đau liên tục. Người bệnh có nguy cơ mắc thêm một số bệnh dị ứng mãn tính khác như; viêm mũi dị ứng, viêm ngứa họng, viêm kết mạc mắt, hen phế quản… Vị trí thường gặp; mặt, trán, mi mắt, cổ tay, mu bàn chân, tay, gáy, mặt gấp các chi hoặc nặng hơn có thể lan toàn thân. Nguyên Nhân: Chưa có nguyên nhân chính xác của bệnh viêm da cơ địa: Do cơ địa; Có tính chất gia đình, di truyền, tiền sử trong gia đình có người bị viêm da cơ địa, dị ứng, hen suyễn. Các tác nhân kích thích bên trong kèm theo có thể bị viêm mũi xoang, xơ gan. Viêm đại tràng, viêm tai xương chũm, các bệnh về thận… Thời tiết khô hanh, lạnh. Môi trường bụi bẩn, ô nhiễm. Yếu tố di truyền (nếu hoặc bố hoặc mẹ bị bệnh có 60% khả năng di truyền cho con, và 80% nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh) Mỹ phẩm, hóa chất … Thuốc Triệu chứng: viêm da cơ địa Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn; đỏ da, mụn nước, lên da non, liken hóa (hăm cổ trâu). Bệnh có thể trở thành mạn tính, da dày lên, ngứa gãi nhiều và bong tróc. Nhiều trường hợp bội nhiễm gây viêm da mủ, hoặc nhiễm khuẩn rất nặng. Có thể chia làm hai loại eczema; eczema khô và eczema ướt (khi thương tổn là những mụn nước, hoặc đang rỉ dịch, rất ngứa và dễ bội nhiễm). Những người có biểu hiện eczema khô thường nứt nẻ, bong tróc, xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, nặng lên khi trời lạnh, hoặc khi tiếp xúc hóa chất, xà bông, chất tẩy rửa… Bệnh viêm da cơ địa không thể điều trị dứt hẳn được, đây còn là một vấn đề khó khăn. Việc điều trị là nhằm kiểm soát các cơn ngứa, giảm các biểu hiện viêm da, ngăn ngừa, hay trị liệu tình trạng bội nhiễm nếu có, làm giảm thiểu sự xuất hiện của những thương tổn mới trên da. Phải tùy theo tuổi và tổn thương của bệnh mà có cách điều trị phù hợp. Điều trị: Nguyên tắc điều trị trong tây y: Dùng thuốc chống khô da, dịu da. Chống nhiễm trùng. Chống viêm. Tư vấn cho người bệnh và gia đình biết cách điều trị và phòng bệnh. Ưu điểm: Làm dịu da và khỏi nhanh trong khoảng 1 tháng. Nhược điểm: Thuốc tây điều trị viêm da cơ địa hầu hết đều chứa corticoid dùng lâu dài gây bào mòn da. Đặc biệt tái phát nhanh trong 1-2 tuần sau khi ngừng thuốc, khi tái phát bệnh tiến triển nặng hơn. Điều trị bằng y học cổ truyền: Chính vì những biểu hiện phức tạp của bệnh, đã nhiều thầy thuốc dày công nghiên cứu kê đơn bốc thuốc và ứng dụng các bài thuốc cổ phương và nghiệm phương. Kế thừa lại bài thuốc gia truyền của cha ông phòng khám Chữa Bệnh Nam Nữ Khoa đã phát chuyển và điều trị tiếp cho hàng nghìn bệnh nhân khỏi hoàn toàn bệnh và không tái phát chỉ 1 hay 2 liệu trình. Bài thuốc gồm: Thuốc bôi : PHỤC BÌ Thành phần; Hồng đơn, cucumin, Đan bì.... có tính chất hoạt huyết, tái tạo tế bào. Mật gấu, Mật ong, ... vừa hành khí và vừa hành huyết. Tinh dầu mù u, Mỡ cá thu, Vòi voi, Thương nhĩ tử, Kim ngân hoa... Có tác dụng tiêu độc, chống viêm, tiêu viên. thuốc bôi có tác dụng đưa khí huyết mới đến nuôi dưỡng các tổ chức tế bào, phần bì mao bị rối loạn khí huyết, phục hồi việc nuôi dưỡng các tổ chức bị bệnh, tạo điều kiện tăng sức chống đỡ tại chỗ đối với mọi tác nhân gây bệnh. thuốc Uống: BỘT GIẢI ĐỘC thành phần; Tỳ bà diệp, Mạch môn, Sài đất, Kim ngân, Sinh địa, Sâm đại hành. Thương nhĩ tử, Hoàng bá, Kinh giới, Huyền sâm, và mấy vị thuốc quý ... Tác dụng thanh lương, chống dị ứng, giải độc, tiêu viêm, tăng cường chức năng gan. Thuốc Rửa: Thanh Tẩy Thành phần: Ích nhĩ tử, ô liên rô, Ngải cứu, Hoàng bá, KHổ sâm..... Tác dụng; Làm mềm và loại bỏ phần da bị bệnh, tái tạo tế bào dưới da, tăng cường sự đàn hồi của da, giúp cho việc bôi thuốc Phục Bì thấm sâu vào lớp biểu bì, ngăn ngừa vùng tổn thương mới. Với Kinh nghiệm gia truyền Phong khám đông y Sinh Long Đường Đã điều trị cho hang trăm nghìn bệnh nhân khỏi hoàn toàm không tái phát. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ : Phòng khám chuyên khoa YHCT SINH LONG ĐƯỜNG Địa chỉ; Địa chỉ: Cơ sở 1:xóm Mới,Kiều Đoài,Đại Xuyên,Phú Xuyên,HN TEL 0343 86 86 85 Cơ sở 2: đối diện CT8A Đại Thanh ,Tả Thanh Oai,Thanh Trì ,HN TEL 094 28 25 768 ✪ Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính: từ 8h00 - 20h30 tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7 chủ nhật và ngày lễ - Quý vị và các bạn cần tư vấn về sản phẩm hoặc cần gửi sản phẩm tới nhà riêng, xin vui lòng liên hệ: Tổng đài tư vấn: 0343.86.86.85 HOẶC 094.28.25.768 ...
Theo Tây Y: Triệu chứng: Thương tổn căn bản là mụn nước xẹp thành mảng trên một dát đỏ. Có giới hạn rõ rệt hoặc không có giới hạn rõ rệt. Ngứa: Nhiều ít tùy từng người nhưng lúc nào cũng ngứa. Tiến triển qua 3 giai đoạn: Cấp tính: Đỏ, phù, chảy nước. Bán cấp: Hết phù, bớt đỏ, còn chảy nước ít. Mãn tính: Vảy dày khô, da dày lên, ngứa nhiều. chàm ở chân trẻ nhỏ Nguyên Nhân: Chàm tại thuốc: thuốc bôi ngoài da, thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Chàm do tiếp xúc; Các óa chất, nhiên liệu, nguyên liệu. Chàm vi khuẩn: Vi khuẩn đóng vai trò dị ứng dị nguyên. Chàm do nguyên nhân nội tạng: Rối loạn nội tiết. Chàm thể tạng ở trẻ e và người lớn: Bệnh xuất hiện từ bé hay tái phát và dai dẳng. Nguyên nhân Chính do 2 yếu tố: Thể tạng: Bệnh có tính chất gia đình và di truyền, xuất hiện trên một cơ địa có rối loạn nội tiết, thần kinh, chuyển hóa... Kháng Nguyên: Kháng nguyên có thể là hóa chất, thảo mộc, vi sinh vật, tác nhân vật lý, gây mẫn cảm một cách từ từ. Điều Trị Bằng Tây Y: Tại Chỗ: Tùy théo từng giai đoạn tiến triển mà điều trị. Giai đoạn cấp: Dung dịch Jarisch hoặc hồ nước Giai đoạn bán cấp: Holchtyol, hay hồ Bitmut Carbonat Giai đoạn mãn tính: Dung dịch màu như eosin 2%, hoặc các thuốc bong vẩy. Toàn Thân: Các loại thuốc giải cảm, thuốc điều hòa thần kinh giao cảm, các vitamin: C, A, B2, B6. Ăn uống hạn chế muối và nước. Theo Y Học Cổ Truyền: Chàm ( eczema) là một bệnh ngoài da của trẻ con, thường hay ở hai má, hay hai bắp chân. Lúc đầu mọc lên những mụn lâm tâm đỏ rựng, ngứa cương nước rồi vỡ ra, nước chảy đến đâu bênh lan đến đó.Nhiều khi rửa với nước nấu các cây thuốc thì khô đi và giảm ngứa. Nguyên Nhân: Do thấp nhiệt và thai độc. Phép chữa: Cần thanh thấp nhiệt và tiêu độc. Cần trong uống ngoài bôi để tránh bệnh uất lại sinh nóng và ỉa chảy. Thuốc rửa: các vị thuốc như: lá kim ngân, khổ sâm, nam bạch chỉ, vỏ núc nác, xương bồ, trầu không, ... tùy từng tổn thương lứa tuổi mà các bác sỹ gia giảm từng vị và liều lượng cho phù hợp. Thuốc bôi: có các vị như: vỏ núc nác, nghệ vàng, bồ hóng bếp, củ gai, ... Thuốc uống: Bài 1: sài đất 100g. Bồ công anh 20g. Cỏ mần chầu 20g. Thương nhĩ tử 20g. Ngày 1 thang sác với 600ml nước còn 300ml chia ra ngày uống 2 lần. Bài 2: Thương nhĩ tử 10 Kinh giới 10 Hạ khô thảo 10 Bồ công anh 10 Vòi voi 10 Kim ngân hoa 10 Ngày 1 thang sác với 600ml nước còn 300ml chia ra ngày uống 2 lần. Lưu y: tham khảo và tư vấn của các bác sỹ trước khi dùng thuốc, và cách chũa hiệu quả nhất. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ : Phòng khám chuyên khoa YHCT SINH LONG ĐƯỜNG Địa chỉ; Địa chỉ: Cơ sở 1:xóm Mới,Kiều Đoài,Đại Xuyên,Phú Xuyên,HN TEL 0343 86 86 85 Cơ sở 2: đối diện CT8A Đại Thanh ,Tả Thanh Oai,Thanh Trì ,HN TEL 094 28 25 768 ✪ Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính: từ 8h00 - 20h30 tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7 chủ nhật và ngày lễ - Quý vị và các bạn cần tư vấn về sản phẩm hoặc cần gửi sản phẩm tới nhà riêng, xin vui lòng liên hệ: Tổng đài tư vấn: 0343.86.86.85 HOẶC 094.28.25.768 ...
ĐÔNG Y CHỮA BỆNH VẨY NẾN BỆNH VẨY NẾN ĐÔNG Y GỌI LÀ NGÂN TIẾT BỆNH. THEO QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI. Bệnh vẩy nến là bệnh ngoài da khá phổ biến, thường chiếm tỷ lệ từ 3 - 5% trong tổng số bệnh da ở các khoa da liễu. Căn nguyên, cách di truyền của bệnh vẩy nến thì chưa được rõ, nhưng thể địa vẩy nến hay vẩy nến tiềm tàng đến nay đã được xác định rõ ràng, gen vẩy nến nằm ở những nhiễm sắc thể số 6, có liên quan đến kháng nguyên bạch cầu người (HLA), đến đáp ứng miễn dịch tế bào, đến tự kháng thể. Biểu hiện chủ yếu ở bệnh vẩy nến là tăng nhanh lớp thượng bì, bởi hoạt động phân nhân và sự tổng hợp ADN của tế bào đáy. Hiện nay có nhiều phương pháp làm sạch tổn thương vẩy nến bằng các thuốc tân dược. Nhưng tác dụng phụ của các thuốc tân dược thường để lại biến chứng nặng nề về ức chế chức năng tuỷ xương, tăng khối lượng gan, biến đổi chức năng thận, bạch cầu giảm, thiếu máu nghiêm trọng, loét ống tiêu hóa. Vì vậy, kết qủa điều trị bệnh vẩy nến bằng YHHĐ rất hạn chế. CHẨN ĐOÁN BỆNH THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI: Bệnh vẩy nến Chẩn đoán xác định dựa vào phương pháp cạo Brocque. Đánh giá mức độ tổn thương theo cách tính PASI của Sayed. Các phương pháp trên bệnh nhân nên đến viện để các bác sỹ chẩn đoán và tiên lượng. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN: Đã từ rất lâu bệnh vẩy nến được mô tả trong các bệnh danh như: ngưu bì tiên, tùng bì tiên và hiện nay là ngân tiết bệnh. Về căn nguyên, bệnh thường do các tạng là huyết nhiệt khi gặp phải các yếu tố lục dâm phong, hàn, nhiệt, táo, thấp sẽ có các biểu hiện khác nhau. Với các mô tả theo y lý cổ truyền bệnh vẩy nến là bệnh mãn tính, tái phát liên tục, đa phần phát sinh ở tứ chi, mặt bên đùi, đầu gối, cẳng chân, mặt ngoài tay ,chân và vùng đầu. Tổn thương chủ yếu là những sẩn cộm kiểu đốm, đám hoặc mảng, đỏ hoặc trắng mốc như sáp nến và ngứa. Nhưng lâm sàng thường tập trung vào 3 thể lớn: huyết hư, huyết nhiệt và huyết ứ; khi có nhiễm trùng là thể nhiệt độc. Phương pháp điều trị chính là phù trợ chính khí, trừ tà, điều hòa khí - huyết đã mang lại kết qủa tương đối tốt, hạn chế tác dụng phụ và nâng cao hiệu qủa điều trị. CÁC THỂ BỆNH VÀ PHÁP ĐIỀU TRỊ: Bệnh Vẩy Nến Đông Y Chia Làm 5 Thể Sau: Thể huyết nhiệt: - Pháp điều trị: thanh nhiệt lương huyết - trừ phong chỉ tiên. - Phương thuốc thường dùng: Hợp phương “lương huyết địa hoàng thang” và “tê giác địa hoàng thang” gia giảm. -Thuốc:Lương huyết địa hoàng thang. Sinh địa, Đương qui, Địa du , Qui giác, Hoàng liên , Thiên hoa phấn, Cam thảo, Thăng ma, Xích thược, Chỉ xác Hoàng cầm, Kinh giới. Tê giác địa hoàng thang : Tê giác, Đan bì, và Xích thược. Cũng có thể dùng kết hợp “thanh đại ẩm” hoặc “tả qui ẩm”. Nếu thể da đỏ có thì chọn dùng “thanh doanh thang”. Nếu có sốt cao, thần hôn loạn ngôn có thể cho thêm “an cung ngưu hoàng hoàn” hoặc “tử tuyết tán”. Thể huyết hư: Thường gặp vào thời kỳ thoái hư của bệnh, mãn tính kéo dài, tổn thương da thu gọn hoặc biến mất, ban đỏ và bong vẩy giảm nhẹ , ngứa không nhiều, tổn thương da khô táo, bệnh tình ổn định; chất lưỡi nhợt hồng, rêu lưỡi trắng; mạch huyền tế. - Phương pháp điều trị: Dưỡng huyết tư âm - trừ phong nhuận táo. - Phương thuốc thường dùng: “Đương qui ẩm tử” hoặc “dưỡng huyết nhuận phu ẩm” gia giảm. Thể huyết ứ: Thường gặp trong thời kỳ thoái lui của bệnh, tổn thương da thu nhỏ, không sẩn cộm, vẩy đỡ dày; sắc ban hồng xám hoặc sắc da chung quanh tổn thương hồng xám, lờ mờ có sắc tố da; chất lưỡi xám tía, có ban điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng; mạch huyền tế hoặc sáp . - Phương pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ -trừ phong chỉ tiên. - Phương thuốc thường dùng: “Đào hồng tứ vật thang” hoặc “huyết phụ trục ứ thang” gia giảm. Thể phong thấp tý trở: Thường gặp ở vẩy nến thể khớp, tổn thương da không nhiều ở thân thể mà tập trung vào các vùng khớp, các khớp sưng đau hạn chế vận động tứ chi, thậm chí biến dạng hoặc phát sốt, tâm phiền, ăn kém; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi nhờn trắng; mạch huyền hoạt mà sác. - Phương pháp điều trị: Khu phong trừ thấp - thông lạc giải độc. - Phương thuốc thường dùng: “Độc hoạt tang ký sinh thang” gia giảm. Bệnh vẩy nến ở vùng đầu Nhiệt độc tích thịnh: Thường gặp ở thể mụn mủ, tổn thương tập trung nhiều ở tay, chân và đầu. Nếu nặng thì lan ra toàn thân. Trên nền da sẩn đỏ lồi lên mụn đầu nhọn, ngứa, đau và hóa mủ. Sắc trắng vàng xen kẽ, mụn mọng nước hay tái phát. Có khi phát sốt, miệng khát, thậm chí mê sảng, đại tiên bí kết, tiểu tiện ngắn đỏ, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng; mạch hoạt sác hoặc huyền sác . - Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt lương huyết giải độc. - Phương thuốc thường dùng: “Tê giác địa hoàng thang” hợp phương “ngũ vị tiêu độc ẩm” gia giảm. Ngoài ra phối hợp với châm đổi bên để điều trị. Trên lâm sàng căn cứ vào tình trạng cụ thể nặng hay nhẹ khác nhau. Vị trí khác nhau để gia giảm huyệt. Ngày nay nhiều người mặc cảm với bệnh vẩy nến và tự mặc định và chấp nhận sống chung với lũ. Nhưng cũng có rất nhiều người kiên trì chữa và tập luyện cá bài tập đã khỏi hoàn toàn nhiều năm không tái phát có được cuộc sống thoải mái. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kết hợp với nhiều năm kinh nghiệm kế thừa các bài thuốc cổ phương cùng với bài thuốc gia truyền từ đời thứ ba của gia đình đã tìm ra bài thuốc điều trị bệnh theo nguyên tắc: Nội ẩm ngoại đồ. Chế ra bài thuốc uống trong và bôi ngoài hoàn toàn bằng thuốc nam. Bài thuốc uống gồm các vị như: Liên kiều, bồ công anh, hạ khô thảo, thương nhĩ tử, nhân trần, tỳ giả, bach mao căn, kinh giới, kim ngân, cỏ tháp, cây bá bệnh, ..... Tác dụng: Thanh phế, nhuận phế, giải độc, thanh can, lợi tiểu, chống dị ứng, chống ngứa, tiêu viêm , tiêu mủ, thanh nhiệt, lương huyết, ... Bài thuốc bôi được điều chế từ các vị thuốc như: Cỏ xước, vòi voi, nghệ, kim ngân hoa, kinh giới, mỡ cá heo, mật gấu, và năm vị thuốc quý khác. Tác dụng: hoạt huyết, hành khí, tiêu độc, tái tạo da, phục hồi sự đàn hồi của da... Hãy đến với phòng khám để được các bác sỹ tư vấn và hướng dẫn các bài tập. Để thoát khỏi căn bệnh thiếu thẩm mỹ, gây khó chịu, ngứa ngáy phiền toái này. Hãy để lại thông tin hoặc gọi để các bác sỹ tư vấn cho bạn. Các Bác sỹ phòng khám Đông Y Sinh Long Đường sẽ tư vấn cho bạn. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ : Phòng khám chuyên khoa YHCT SINH LONG ĐƯỜNG Địa chỉ; Địa chỉ: Cơ sở 1:xóm Mới,Kiều Đoài,Đại Xuyên,Phú Xuyên,HN TEL 0343 86 86 85 Cơ sở 2: đối diện CT8A Đại Thanh ,Tả Thanh Oai,Thanh Trì ,HN TEL 094 28 25 768 ✪ Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính: từ 8h00 - 20h30 tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7 chủ nhật và ngày lễ - Quý vị và các bạn cần tư vấn về sản phẩm hoặc cần gửi sản phẩm tới nhà riêng, xin vui lòng liên hệ: Tổng đài tư vấn: 0343.86.86.85 HOẶC 094.28.25.768 ...