Tư vấn trực tuyến
0343.86.86.85 - 094.28.25.768
Lịch từ T2 - CN
8h - 21h 30
Menu

Sa tử cung

2025-01-12 14:41:38

      Sa sinh dục còn gọi là sa tử cung, nhưng gọi sa sinh dục thì đúng hơn. Vì trong nhiều trường hợp không những chỉ sa tử cung, mà còn sa cả thành trước âm đạo kèm theo có sa bàng quang và sa cả thành sau âm đạo kèm theo trực tràng. Sa sinh dục là một bệnh khá phổ biến ở phô nữ Việt nam, nhất là phụ nữ ở nông thôn. Trong lứa tuổi từ 40 – 50 trở lên chiếm khoảng 6 – 9%. Đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động của phụ nữ. Bệnh thường gặp ở những người chửa đẻ nhiều, đẻ quá sớm, quá dày và những lần đẻ trước không được đỡ đẻ an toàn, đúng kỹ thuật. Nguyên Nhân:         Nguyên nhân sa sinh dục. -   Chửa đẻ nhiều lần, đẻ dày, đẻ không được đỡ đẻ an toàn đúng kỹ thuật, rách tầng sinh môn không khâu. -   Lao động nặng hoặc quá sớm sau đẻ làm tăng áp lực ổ bụng, đè vào đáy chậu còn mềm yếu dễ gây nên sa sinh dục. -   Các nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng thường xuyên: mang vác, gánh gồng nặng, táo bón trường diễn, ho kéo dài, những người bán hàng rong thường xuyên ngồi bệt trên lề đường… -    Rối loạn dinh dưỡng ở người già, hệ thống treo và nâng đỡ tử cung suy yếu. -    Ngoài ra có thể do cơ địa bẩm sinh ở người chưa đẻ lần nào. 1. Sa sinh dục ở người đẻ nhiều lần Thời gian đầu thường là sa thành trước hoặc thành sau âm đạo, sau đó keo theo sa tử cung, cổ tử cung. hình ảnh sa tử cung   * Mức độ và thành phần của khối sa sinh dục: dựa vào vị trí sa của cổ tử cung so với âm hộ chia làm 3 độ sa sinh dục. - Sa sinh dục độ I: + Sa thành trước âm đạo, kèm theo sa bàng quang. + Sa thành sau âm đạo, nếu sa nhiều kéo theo sa cả trực tràng. + Cổ tử cung sa thấp trong âm đạo nhưng chưa tới âm hộ. - Sa sinh dục độ II: + Sa thành trước âm đạo và bàng quang. + Sa thành sau âm đạo, có thể kèm sa trực tràng. + Cổ tử cung sa thập thò âm hộ. - Sa sinh dục độ III: + Sa thành trước âm đạo và bàng quang. + Sa thành sau âm đạo, có thể kèm theo sa trực tràng. + Tử cung, cổ tử cung sa thấp, cổ tử cung sa hẳn ra ngoài âm hộ. * Các thương tổn phối hợp: - Cổ tử cung thường viêm lộ tuyến, phì đại do bị cọ sát lâu ngày với quần bệnh nhân. - Tử cung thường teo nhỏ ở người già đã mãn kinh. Song một số trường hợp có thể có u xơ tử cung hoặc u nang buồng trứng kết hợp. - Tầng sinh môn thường có vết rách cü không được khâu tại điểm 6 giờ, cơ tầng sinh môn mềm nhão, suy yếu - Một số trường hợp có sỏi bàng quang, viêm bàng quang, xuất huyết bàng quang - hậu quả của ứ trệ nước tiểu lâu ngày do niệu đạo bị gập. 2. Sa sinh dục ở người chưa đẻ lần nào: Thường là sa tử cung đơn thuần, cổ tử cung dài, thò ra ngoài âm đạo, thành âm đạo không bị sa. Cơ năng: - Khối sa lồi ở vùng âm hộ, tầng sinh môn: + Ban đầu kích thước khối sa nhỏ, sa không thường xuyên, xuất hiện khi lao động hoặc đi lại nhiều. Nằm nghỉ thì khối sa tụt vào trong âm đạo hoặc tự đẩy lên được. + Càng về sau khối sa càng to, sa thường xuyên, không đẩy lên được nữa. - Tức nặng bụng dưới, cảm giác vướng víu khó chịu vùng âm hộ - tầng sinh môn, ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. - Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện (do bàng quang và niệu đạo bị sa). Đái khó, đái buốt, són đái, đái ra máu khi có viêm bàng quang. Hoặc có sỏi bàng quang hình thành do sự ứ trệ nước tiểu lâu ngày. Đôi khi bệnh nhân đến viện vì bí đái cấp. - Rối loạn đại tiện (do sa trực tràng): đại tiện khó, táo bón, người bệnh hay có cảm giác mót rặn, tức nặng vùng hậu môn. Các triệu chứng này ít gặp hơn so với rối loạn tiểu tiện. - Chảy máu, dịch từ cổ tử cung do cổ tử cung bị viêm nhiễm, cọ sát. - Sa sinh dục ở người trẻ có thể vẫn có thai nhưng hay bị sảy thai hoặc đẻ non. Biến chứng Các biến chứng do sa tử cung ( sa sinh dục ) gây nên gồm: - Viêm loét, chảy máu cổ tử cung kéo dài (do bị cọ sát), làm cho việc vệ sinh chăm sóc hàng ngày rất bất tiện. - Thành âm đạo sa dễ bị viêm, khô, rát, có thể xuất huyết do bị cọ sát; người bệnh đau đớn khó chịu, mất dần khả năng sinh hoạt tình dục. - Tử cung – phần phô dễ bị viêm ngược dòng do viêm cổ tử cung. - Bàng quang và niệu đạo bị sa (theo thành trước âm đạo). Gây rối loạn tiểu tiện, bí đái, lâu ngày dẫn đến viêm bàng quang, sỏi bàng quang, xuất huyết bàng quang, rò bàng quang - âm đạo, thận ứ niệu. - Khi thành sau âm đạo sa nhiều sẽ kéo theo sa trực tràng gây rối loạn đại tiện (ỉa khó, mót rặn, són phân…). Phòng Tránh sa tử cung ( sa sinh dục). - Không nên đẻ sớm quá, đẻ nhiều quá, đẻ dày quá. Phải đẻ ở nơi có điều kiện đỡ đẻ an toàn, đỡ đẻ đúng kỹ thuật. - Không nên để chuyển dạ quá dài, không để rặn đẻ quá lâu - Các thủ thuật sản khoa phải làm đúng chỉ định, đúng kỹ thuật và đủ điều kiện tránh gây sang chấn cho âm đạo và tầng sinh môn. - Nếu rách tầng sinh môn, dù nhỏ cüng phải khâu lại. - Sau đẻ không nên lao động quá sớm và quá nặng. Cần phát hiện và điều trị sớm các bệnh mãn tính gây tăng áp lực ổ bụng thường xuyên (táo bón trường diễn, ho kéo dài…) là nguyên nhân ẫn đến sa sinh dục. Phòng khám Đông Y Sinh Long Đường với kinh nghiệm gia truyền tám đời đã chữa cho hàng trăm nghì chị em phụ nữ trong và ngoài nước. Với sa độ I chữa trong 1 tháng, độ 2 1,5 tháng, độ 3 chữa 2 tháng khỏi hoàn toàn. Bài thuốc với các thành phần như : hoàng kỳ, quy đầu, đẳng sâm, bạch truật, thăng ma, nhân sâm, cay bách bệnh, và 5 vị thuốc nam gia truyền. Công dụng thang dương, thang đề, bổ cơ nhục, điều hòa khí huyết... Hãy để lại thông tin để hay gọi cho phòng khám để các bác sỹ tư vấn cho bạn. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ : Phòng khám chuyên khoa YHCT SINH LONG ĐƯỜNG Địa chỉ; Địa chỉ: Cơ sở 1:xóm Mới,Kiều Đoài,Đại Xuyên,Phú Xuyên,HN TEL  0343 86 86 85 Cơ sở 2: đối diện CT8A Đại Thanh ,Tả Thanh Oai,Thanh Trì ,HN TEL 094 28 25 768 ✪ Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính: từ 8h00 - 20h30 tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7 chủ nhật và ngày lễ - Quý vị và các bạn cần tư vấn về sản phẩm hoặc cần gửi sản phẩm tới nhà riêng, xin vui lòng liên hệ: Tổng đài tư vấn: 0343.86.86.85 HOẶC 094.28.25.768 ...

Chat với GIỚI THIỆU - PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y SINH LONG ĐƯỜNG qua Zalo Chat với GIỚI THIỆU - PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y SINH LONG ĐƯỜNG qua Messenger