Ung Thư Phế Quản
-
Nội dung chính
- Y học cổ truyền gọi bệnh ung thư phế quản là Phế Nham.
- Triệu Chứng Theo YHHĐ:
- Biện Chứng Theo Đông Y:
- Phương thuốc kinh nghiệm chữa phế nham
Ung thư phế quản là bệnh của biểu mô phế quản, bình thường các tế bào biểu mô phế quản được sinh ra, phát triển và thực hiện các chức năng của chúng sau đó sẽ chết trong một khoảng thời gian định sẵn. Ung thư thực quản sảy ra khi các tế bào biểu mô phế quản tăng trưởng không kiểm soát được nữa, các tế bào tăng nhanh về số lượng và không thực hiện các chức năng như các tế bào mô bình thường khác, mà còn xâm lấn đi đến các tổ chức cơ quan khác.
Y học cổ truyền gọi bệnh ung thư phế quản là Phế Nham.
Bệnh nguyên phát, bệnh biến tại phế; biểu hiện triệu chứng chủ yếu là: Nội phế kết độc, độc thành khối u lưu, hữu hình, hữu chứng, khái thấu, suyễn tức, khí đoản, khái đàm trệ huyết, hung thống phát sốt; kèm theo đau xương khớp, ngón tay biến dạng, bì phu cơ nhục cải biến hoặc phiền khát đa niệu, nam giới vú to lên, thời kỳ sau gầy gò, cổ nách nhiều hạch (thành đám hoặc kết hòn hoặc xâm lấn dần vào cơ quan hoặc lưu chuyển đến tạng phủ khác để xuất hiện các triệu chứng tương ứng.
Nguyên nhân phế nham bệnh: có ngoại cảm tà độc, có nội thương thất tình, có phiêu phong dị thường. Chủ bệnh là : khí cơ không thông, đàm độc nội kết, ứ huyết thương lạc.
Về biện chứng phương trị loại trừ nguyên nhân sinh bệnh là thứ yếu, chủ yếu là biện chứng về tà chính hư thực, tiêu bản hoãn cấp, cứu nguy kéo dài đời sống là cơ bản.
- Phế nham mới xuất hiện phải phối hợp tây y
- y học cổ truyền để điều trị trong thời kỳ đầu; thời kỳ giữa phải phẫu thuật phối hợp với xạ trị, hóa liệu.
Trung y dược biện chứng, biện bệnh, phù chính - trừ tà, điều lý diệt độc sẽ nâng cao hiệu qủa điều trị. Sau khi điều trị bằng phóng xạ, hóa chất, phẫu thuật phối hợp với Trung y dược. Trị sẽ hạn chế phần nào được di căn, tái phát và kéo dài thêm đời sống cho bệnh nhân.
- Phế nham thời kỳ sau; dùng các thuốc tây y không hiệu qủa; điều trị thuốc Trung y lại thấy không ít bệnh nhân tiến triển đột biến tốt, thời gian sống thêm tương đối dài.
hình ảnh ung thư phế quản.
Triệu Chứng Theo YHHĐ:
Ung thư phế quản giai đoạn đầu tiên thường là không có triệu chứng gì cả. Người ta nhận thấy có đến 5 – 15% bệnh nhân ung thư phổi lúc được phát hiện là không hề có triệu chứng lâm sàng gì cả. Những người này được phát hiện là hoàn toàn tình cờ khi đi chụp phim X quang phổi kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm. Ung thư phế quản giai đoạn tiến triển kế tiếp sẽ có triệu chứng.
Những triệu chứng trong giai đoạn này có thể kể ra như sau:
Ho: Là triệu chứng khởi đầu thường gặp nhất. Đa số bệnh nhân đều bỏ qua triệu chứng này, họ cho rằng ho là do hút thuốc lá. Ung thư phế quản cũng có thể xuất hiện ngay trên bệnh nhân bị COPD. Bệnh nhân COPD sẽ không nghĩ rằng ho là do ung thư phế quản mà cứ cho rằng ho là do COPD. Ho tự nhiên nhiều hơn bình thường, thời gian một cơn ho có thể dài hơn, số lượng đàm có thể nhiều hơn. Đàm có mủ hay tái đi tái lại hơn so với trước đây, có thể ho ra đàm vướng máu.
Ho ra máu; Là một triệu chứng báo động quan trọng. Khác với ho đơn thuần, triệu chứng ho ra máu ít khi bị bỏ qua và bệnh nhân thường đến gặp ngay bác sỹ khi thấy có ho ra máu.
Khó thở; Là triệu chứng xuất hiện muộn hơn trong tiến triển của ung thư phế quản. Tuy nhiên do khó thở xuất hiện từ từ lại trên bệnh nhân lớn tuổi nên cũng thường bị bỏ qua vì cho rằng khó thở này do tuổi già, do COPD. Khó thở xuất hiện khi khối u đã lớn làm tắc nghẽn phế quản, làm xẹp một vùng phổi. Hoặc do khối u xâm lấn ra màng phổi làm tràn dịch màng phổi. Đau ngực; cũng là triệu chứng gợi ý ung thư phế quản. Đặc điểm đau ngực trong ung thư phế quản ban đầu là đau ngực dai dẳng, mơ hồ không rõ vị trí. Sau đó là đau ngực nhiều gây khó chịu, có thể bị chẩn đoán nhầm thành đau thần kinh liên sườn, đau cơ .v.v.
Ung thư phế quản giai đoạn muộn, có di căn thường có các triệu chứng sau: Ung thư phế quản di căn trung thất; Là khi các tế bào ung thư phế quản xâm lấn vào các cơ quan nằm trong trung thất (các cơ quan trong lồng ngực nằm giữa hai lá phổi). Nếu tĩnh mạch chủ trên bị xâm lấn làm máu không chạy về tim được. Bệnh nhân có thể có chóng mặt, ù tai, nhức đầu, tím tái ở mặt và phần trên ngực. Nếu động mạch chủ bị xâm lấn có thể gây vỡ động mạch chủ gây tràn máu màng phổi và đột tử. Nếu thần kinh quặt ngược thanh quản trái bị xâm lấn, bệnh nhân có thể bị liệt dây thanh âm gây khàn tiếng, giọng đôi. Nếu thần kinh hoành bị tổn thương, bệnh nhân có thể có triệu chứng nấc cụt, khó thở do liệt cơ hoành. Nếu thực quản bị tổn thương, bệnh nhân có thể có nuốt khó, sặc, nuốt nghẹn. Ung thư phế quản di căn màng phổi; là triệu chứng thường gặp, thường là tràn dịch màng phổi lượng nhiều, lượng dịch tái lập nhanh sau khi chọc dò. Ung thư phế quản di căn thành ngực: tạo thành khối u trên thành ngực, gây đau nhức dữ dội. Ung thư phế quản di căn hạch: các hạch trên đòn, hạch nách có thể sưng to, cứng, không đau. Ung thư phế quản di căn cơ quan xa; bao gồm các cơ quan như: tuyến thượng thận, não, gan, xương, da.
Biện Chứng Theo Đông Y:
Ung thư phế quản đông y gọi là Phế nham là loại thũng lưu cao độ ác tính, phát triển nhanh, biến hóa nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Hiện nay, tỷ lệ điều trị khỏi rất thấp, chỉ có kết hợp trung - tây y. Kết hợp phẫu thuật sớm với tia xạ, hoá chất và kế theo là thuốc thảo mộc thì tỷ lệ tử vong sớm sẽ được cải thiện, hiệu qủa điều trị sẽ được nâng cao. Phải xuất phát từ tình hình thực tế trên mỗi người bệnh, biện chứng luận trị chặt chẽ. Kết hợp với chọn các thuốc thảo mộc có tác dụng kháng nham phối hợp với thuốc phù chính - trừ tà, điều hòa miễn dịch thì mới hy vọng kéo dài đời sống cho bệnh nhân.
Trước mắt, ứng dụng thuốc thảo mộc trong một số phương diện sau: Thời kỳ đầu (nguyên lập nham) chưa hình thành kết hạch có thể dùng đơn thuần thuốc thảo mộc. Đối với 1 số bệnh nhân trong thời kỳ đầu không có ý nguyện, họ không tiếp thu phương pháp điều trị tây y. Hoặc là ở thời kỳ sau tây y đã điều trị mà không hiệu qủa. Nên dùng điều trị đơn thuần thuốc Trung y (thuốc Đông y). Phối hợp phẫu thuật sớm, xạ trị, hóa chất trị, phù chính điều lý, giảm độc để tăng hiệu qủa sau phẫu thuật; điều trị củng cố bằng hóa dược hoặc xạ trị. Nguyên tắc điều trị tổng hợp của trung - tây y là kết hợp giữa biện chứng với biện bệnh vận dụng tổng hợp châm cứu khí công liệu pháp, nắm chắc quan hệ giữa tà khí và chính khí để trừ tà phù chính. Kết hợp nghiên cứu hiện đại các phương thuốc truyền thống. Với các thuốc thảo mộc có tác dụng kháng nham có hiệu qủa, phải trị phế là chủ yếu.
Ngoài ra còn phải phối hợp mối liên quan phế với các tạng phủ khác theo quan điểm biện chứng trị luận trị chỉnh thể.
Điều Trị Sau Phẫu Thuật:
Phế nham thời kỳ đầu: Phần phế nham đã được cắt bỏ, bệnh lý chứng thực đã được loại trừ bằng phẫu thuật. Không nhất thiết phải điều trị phóng xạ hoặc hóa dược (hoá chất) mà có thể chọn dùng các thuốc trung y. Có tác dụng phù chính - trừ tà điều hòa miễn dịch phối hợp với các thuốc kháng nham thảo mộc.
Biện chứng đặc trưng; thời kỳ đầu sau phẫu thuật, đa số khí hư, âm hư là chủ, số ít có ứ nhiệt. Sau hồi phục đa phần là hư chứng ở mức độ khác nhau.
- Phương pháp trị liệu: . Sau phẫu thuật: ích khí dưỡng âm, thanh nhiệt hoạt huyết. . Khi hồi phục: ích khí dưỡng âm, hóa ứ tán kết.
- Phương thuốc thường dùng: . Sau phẫu thuật: Sinh mạch ẩm, sa sâm, mạch đông thang, “bổ phế a giao thang” gia giảm. . Khi hồi phục: “Sinh mạch ẩm” gia vị.
Phế nham thời kỳ tiến triển:
hình ảnh khối ung thư phế quản
Là chỉ bệnh có triệu chứng thũng lưu cấp nham rõ rệt, nhưng hình thể còn mập, sinh hoạt thể lực hoạt động, ăn uống chưa có trở ngại, tức là “Tà khí thịnh mà chính khí dương xung” , là thời kỳ chính tà giao tranh.
- Phương trị; Giải độc tán kết, hóa ứ hành khí, hoạt huyết, chỉ huyết, công trục đàm ẩm liễm ngoan khí âm.
- Phương thuốc: . Hoàng liên giải độc thang, đạo đàm thang, huyết phụ trục ứ thang. . Đình lịch đại táo tả phế thang, đại hãm hung thang, ngưu hoàng thang
Phế nham thời kỳ muộn: Chỉ khối u phát triển lan rộng xâm lấn nhiều, toàn thân suy sụp. Gầy gò, mệt mỏi, vô lực, ăn kém, hoạt động sinh hoạt khó khăn. Diễn biến phức tạp đa dạng, tà độc nội thịnh gây "chứng hư tà thực" rõ rệt. Vì vậy, thời lỳ này chỉ cần giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện chất lượng sự sống, kéo dài sự sống là rất quí.
- Phương pháp trị liệu: ích khí dưỡng âm - kiện tỳ - bổ thận. Chỉ khái - hoá đàm - bình suyễn - chỉ thống - chỉ huyết - khai vị...
- Phương thuốc; “ Bát chân thang”, “nhân sâm dưỡng vinh thang”. “Bổ phế thang”, “ sinh mạch ẩm”, “đô khí hoàn”, “đương qui bổ huyết thang”, “sa sâm mạch đông thang”. “Qui tỳ thang”, “tả qui hoàn”, “hữu qui hoàn”, “đại bổ âm hoàn”, “tam giác phục mạch thang”.
Y học cổ truyền kết hợp với xạ trị:
Người ta cho rằng, tác dụng phụ của xạ trị thuộc “Nhiệt độc chi tà” khi dùng kéo dài dễ thương âm hao khí. Nên thường phối hợp các phương thuốc: “sinh mạch ẩm”, “thanh táo cứu phế thang”. “Dưỡng âm thanh phế thang” và “bách hợp cố kim thang”. Thuốc y học cổ truyền kết hợp với điều trị hóa chất Trung y cho rằng. Điều trị thuốc hóa chất đa số thuộc hàn lương, số ít có tính ôn nhiệt (thiên về ôn nhiệt). Nên sau điều trị thường bị khí - huyết lưỡng thương kèm theo chứng trạng hư hàn, thiểu số có chứng hư nhiệt. Thường sau đợt điều trị hóa chất có phản ứng tiêu hóa, tủy xương bị ức chế. Chức năng tâm can thận bị tổn hại, công năng miễn dịch giảm thấp. Một số thuốc hóa chất còn gây sốt, xơ hóa phổi, tổn thương các mạt đoạn thần kinh cảm giác. Khi phối hợp với thuốc trung thảo dược thường khắc phục được tồn tại trên, hạn chế tác dụng phụ và hiệu qủa điều trị được nâng cao.
- Phương pháp trị liệu; ích khí dưỡng huyết - kiện tỳ bổ thận là chủ. Chống phản ứng đường tiêu hóa phải lấy hòa vị giáng nghịch - lý khí tiêu trướng , kết hợp kiện tỳ chỉ tả. Chống tủy xương bị ức chế phải thêm thuốc bổ khí huyết; chống chức năng gan bị tổn thương phải xơ can - lợi đởm; chống chức năng tạng tâm bị tổn hại phải dưỡng tâm - an thần; mạt đoạn thần kinh tổn thương phải dưỡng huyết - tức phong; miễn dịch bị ức chế phải lấy thuốc phù chính là chủ.
- Phương thuốc thường dùng: “Sinh huyết thang”, “kiện tỳ bổ thận phương”. “Nhân sâm dưỡng vinh thang”, “quất bì trúc nhự thang”, “qui tỳ thang”. “Kiện tỳ hoàn”, “khai vị tiêu thực thang”, “hương sa lục quân tử thang” và “sâm linh bạch truật hoàn”.
Phương thuốc kinh nghiệm chữa phế nham
Ngư tinh thảo 20g . Trư phục linh 15g Sa sâm 5g
Mạch đông 10g. Qua lâu 20g Ngân hoa 10g
Xuyên bối mẫu 10g. Tử uyển 10g Tiên cước thảo 30g .
Đông hoa 10g . Thảo tử sâm 20g Nhân sâm 6g
Bạch mao đằng 30g . Bạch hoa sà thiệt thảo 20g.
Phòng khám đông y chữa bệnh nam nữa khoa Sinh Long Đường với nhiều năm kinh nghiệm. Đã đưa ra bài thuốc đặc trị cho từng giai đoạn để phù hợp với từng bệnh nhân để điều trị có hiệu quả nhất, với những bệnh nhân mới mắc đã khỏi hoàn toàn còn bệnh nhân giai đoạn cuối tăng thời gian và sức khỏe lên từ 3 đến 5 năm.
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ : Phòng khám chuyên khoa YHCT SINH LONG ĐƯỜNG
Địa chỉ; Địa chỉ: Cơ sở 1:xóm Mới,Kiều Đoài,Đại Xuyên,Phú Xuyên,HN
TEL 0343 86 86 85
Cơ sở 2: đối diện CT8A Đại Thanh ,Tả Thanh Oai,Thanh Trì ,HN
TEL 094 28 25 768
✪ Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính: từ 8h00 - 20h30 tất cả
các ngày trong tuần kể cả thứ 7 chủ nhật và ngày lễ
- Quý vị và các bạn cần tư vấn về sản phẩm hoặc cần gửi sản phẩm tới nhà riêng, xin vui lòng liên hệ:
Tổng đài tư vấn: 0343.86.86.85 HOẶC 094.28.25.768